Bản đồ cao tốc Bảo Lộc từ đoạn Dầu Giây – Liên Khương trong năm 2021 có gì thay đổi so với giai đoạn đầu, toàn tuyến hiện nay có lộ trình ra sao?
Bản đồ đường cao tốc Bảo Lộc (Dầu Dây – Liên Khương) thể hiện toàn cảnh dự án tuyến cao tốc quan trọng bậc nhất đối với khu vực phía Nam trong việc tăng cường kết nối giữa Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên. Đây là dự án lớn, có nhiều giai đoạn phát triển với quy mô và định hướng khác nhau, tuy nhiên chung quy lại nhằm giải quyết những áp lực về giao thông và phát triển kinh tế một cách toàn diện, tiệm cận với các yêu cầu đặt ra trong thời đại mới.
Xem thêm Các dự án hấp dẫn Nhà đầu tư 2022:
⭐Căn hộ Happy One Linh Xuân Thủ Đức [XEM NGAY]
Bản đồ quy hoạch đường cao tốc Bảo Lộc (Dầu Giây – Đà Lạt)
Như đã đề cập đến tại bài viết về cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, dự án cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt bao gồm hai giai đoạn thành phần chính, thuộc trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2021 và tầm nhìn sau năm 2021. Dự án này đi qua các khu vực gồm: Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú (Đồng Nai); Đạ Huoai, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng (Lâm Đồng).
Theo đó, tuyến Dầu Giây – Đà Lạt sẽ thể hiện cùng lúc bản đồ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và đoạn Liên Khương – đèo Prenn. Cụ thể:
- Đoạn Liên Khương – đèo Prenn: nối điểm đầu tại cảng hàng không quốc tế Liên Khương tới điểm cuối tại chân đèo Prenn. Đoạn này đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng từ năm 2008.
- Đoạn Dầu Giây – Liên Khương: điểm đầu của tuyến xuất phát từ điểm nối với cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Dầu Giây, điểm cuối kết thúc tại nút giao sân bay Liên Khương, nối vào đoạn Liên Khương – đèo Prenn. Đoạn này đang trong quá trình triển khai xây dựng.
Hiện tại, bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (giai đoạn 2) thể hiện rõ 3 phân đoạn xây dựng trên tuyến đường này, trong đó có bản đồ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương thuộc phân đoạn 3, sẽ được triển khai sau đoạn Dầu Giây – Tân Phú – Bảo Lộc.
Nhìn vào sơ đồ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có thể thấy, tuyến cao tốc này góp phần tạo nên tổng thể hoàn thiện cho toàn tuyến lớn Dầu Giây – Đà Lạt, mang lại sự kết nối mang tính thông suốt, chuỗi hành trình thu ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian di chuyển. Đây cũng chính là lý do vì sao trục đường này được đặt khá nhiều hy vọng về việc thay đổi diện mạo, sức hút cho các địa phương mà nó đi qua.
Những khó khăn trong quy hoạch đoạn Dầu Giây – Liên Khương hiện nay
Là dự án thành phần trong toàn tuyến cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt được đặc biệt quan tâm giai đoạn này nhưng tuyến Dầu Giây – Liên Khương trên thực tế vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong quy hoạch.
Trước hết, khó khăn nằm ở việc số vốn đầu tư cho dự án quá lớn. Với những tiêu chuẩn đặt ra cho tuyến cao tốc này, số vốn cần đến phải là 65.000 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý về chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và giao Bộ GTVT nghiên cứu. Sau đó, Bộ GTVT đã tổ chức lập và phê duyệt đề xuất dự án, công bố danh mục dự án cũng như kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh việc triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giai đoạn 1.
Thứ hai, nhiều vấn đề phát sinh từ sự thay đổi các quy định. Cụ thể, Luật Giá mới ban hành về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ và các quy định về lãi vay trong phương án tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư của Bộ Tài chính còn nhiều vướng mắc, nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT toàn bộ sẽ giảm tính khả thi. Do đó, Bộ GTVT cần có thêm thời gian để xem xét và có phương án hợp lý, cân đối lại nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ,…
Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt nói chung và đoạn Dầu Giây – Liên Khương nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động kinh tế, du lịch, văn hóa – xã hội đối với các tỉnh, thành liên quan. Do đó, mọi quá trình chuẩn bị đều được đốc thúc để nhanh chóng triển khai xây dựng theo đúng dự trù về thời gian.
Quyết tâm hoàn thành cao tốc Dầu Giây – Liên Khương trước năm 2025
Trong Tờ trình số 1154/TTr-UBND vừa được tỉnh Lâm Đồng gửi Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức PPP cho thấy, quyết tâm của địa phương này trong việc sớm hoàn thành cao tốc Dầu Giây – Liên Khương trước năm 2025.
Dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 67 km, dự kiến phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I đầu tư theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h là phân đoạn giữa của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (dài khoảng 190 km). Hai đoạn còn lại là Dầu Giây – Tân Phú dài 60 km nằm trọn trên địa phận tỉnh Đồng Nai và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương dài 73 km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Trung tuần tháng 3/2021, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Ban quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Cách đó một tuần, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Đây là 2 cao tốc thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Hai dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc sẽ giúp phương tiện di chuyển từ Tp. HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ đồng hồ, đây là khoảng cách di chuyển lý tưởng để kết nối và thúc đẩy kinh tế – xã hội của 2 địa phương này.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong Tờ trình số 1154 là việc UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị cơ cấu nguồn vốn thực hiện Dự án khá đặc biệt. Cụ thể, trong cơ cấu tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 vào khoảng 16.408 tỷ đồng, ngân sách địa phương sẽ góp 4.500 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 2.000 tỷ đồng, phần còn lại sẽ do nhà đầu tư được lựa chọn huy động bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại.
Nếu xét riêng phần vốn nhà nước tham gia Dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc giai đoạn 1, vốn ngân sách của Lâm Đồng chiếm tới 69%. Đây là tỷ lệ góp vốn cao nhất mà một địa phương từng tham gia vào một dự án hạ tầng giao thông triển khai theo hình thức PPP, có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Bản đồ cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt trên đây là bản cập nhật mới nhất hiện nay. Thông qua bản đồ này, anh/chị có thể tìm đọc thêm một số thông tin liên quan về thiết kế, quy hoạch nâng cấp, lộ trình chi tiết để nắm bắt chính xác hơn.