Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, đồng thời, các dự thảo và đề án quy hoạch đang được bắt đầu triển khai.
Hà Giang là một trong những tỉnh biên giới quan trọng của nước ta. Việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, chính trị tại vị trí này cũng là một trong những đường hướng quan trọng bảo vệ quốc phòng, phát triển đất nước. Chính vì thế, quy hoạch tỉnh Hà Giang luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu của nhà nước. Trong sự đầu tư và phát triển ấy, vị trí bất động sản Hà Giang cũng ngày càng được đẩy mạnh. Tìm hiểu bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang là điều cần thiết cho những người quan tâm đến đất đai và thị trường bất động sản nơi này.
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang
Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, là tỉnh cực bắc của Việt Nam, với khoảng cách 320km so với Thủ đô Hà Nội.
Hà Giang tiếp giáp với các tỉnh và quốc gia:
– Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng
– Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái
– Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang
– Phía Bắc giáp với nước Trung Quốc
Hà Giang có vị trí địa lý đặc biệt và là tỉnh luôn trong diện “được quan tâm” trong các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị vùng biên giới.
Diện tích và dân số
Theo thống kê năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Giang là 7.929,5 km², với dân số tầm khoảng 854.679 người, là tỉnh có dân số không nhiều, đứng thứ 48 tại Việt Nam về lượng dân số cả nước, với mật độ dân số của tỉnh là 105 người/km². Về cơ cấu dân cư, vùng thành thị Hà Giang có 135.465 người (tương ứng với 15,8% dân số); vùng nông thôn có 719.214 người (tương ứng khoảnh 84,2% dân số). Tuy nhiên, hiện nay, con số dân cư của tỉnh cũng đang ngày càng tăng do sự phát triển nơi đây thu hút không ít các lao động đến đây làm việc.
Đơn vị hành chính
Tính đến năm 2021, Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, tương đương 193 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.
11 đơn vị cấp huyện của Hà Giang bao gồm: thành phố Hà Giang cùng 10 huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Xín Mần.
Địa hình
Tỉnh Hà Giang có địa hình khá phức tạp, với nhiều núi đá cao và hệ thống sông suối nhiều. Địa hình Hà Giang có thể chia làm 3 vùng:
+ Cao nguyên Đồng Văn thuộc vùng cao phía bắc, bao gồm các huyện: Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc đặc trưng cho địa hình karst với địa hình 90% diện tích là núi đá vôi, nhiều dải núi đá tai mèo sắc nhọn, khe núi sâu và hẹp, vách núi dựng đứng.
+ Vùng cao phía tây là một phần cao nguyên Bắc Hà (gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì) có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m, phổ biến với địa hình dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê xen kẽ là các dạng địa hình dốc, dốc đứng, nhiều nếp gấp.
+ Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, với đặc trưng là những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Nhìn chung, với địa hình đặc thù cùng vị trí đặc biệt, Hà Giang thu hút nhiều khách du lịch đến thăm. Bên cạnh đó, việc đầu tư có chủ trương từ nhà nước cũng khiến thị trường bất động sản của tỉnh thành này những năm gần đây phát triển và sôi động hơn rất nhiều.
Thông tin, Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Tên, phạm vi, thời kỳ quy hoạch
– Tên Quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
– Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ tỉnh Hà Giang với tổng diện tích tự nhiên là 7.914,88 km2 gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Hà Giang và các huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang.
+ Phía Đông giáp với tỉnh Cao Bằng.
+ Phía Tây giáp với tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Có tọa độ địa lý từ 22o23′ đến 23o23′ độ vĩ Bắc và từ 104o20′ đến 105o34′ độ kinh Đông.
Thời kỳ Quy hoạch:
Thời kỳ Quy hoạch: 2021 – 2030.
Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Theo phương án quy hoạch thành phố Hà Giang về sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Giang được phân bổ như sau:
– Đất nông nghiệp 11.422,77 ha, trong đó:
+ Đất lúa nước 884,41 ha;
+ Đất trồng cây lâu năm 308,40 ha;
+ Đất rừng phòng hộ 3.116,26 ha;
+ Đất rừng đặc dụng 1.824,98 ha;
+ Đất rừng sản xuất 4.640,27 ha;
+ Đất nuôi trồng thủy sản 80,73 ha;
– Đất phi nông nghiệp 1.702,28 ha, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 40,72 ha;
+ Đất quốc phòng 210,24 ha;
+ Đất an ninh 28,87 ha;
+ Đất khu công nghiệp 20,00 ha;
+ Đất di tích danh thắng 2,02 ha;
+ Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 21,29 ha;
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5,89 ha;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 52,23 ha;
+ Đất phát triển hạ tầng 605,21 ha;
+ Đất đô thị 7.227,63 ha;
+ Đất khu bảo tồn thiên nhiên 1.824,98 ha;
+ Đất khu du lịch 94,00 ha;
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Hà Giang
+ Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh. Phấn đấu đến năm 2030, Hà Giang trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, điển hình về giảm nghèo bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.
+ Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
+ Loại bỏ các quy hoạch chồng chéo ảnh hưởng đến đầu tư phát triển. Xây dựng kịch bản phát triển, ý tưởng và phương án tổng thể, sắp xếp, bố trí hợp lý không gian nhằm giải quyết các vấn đề xung đột về không gian, định hướng không gian đáp ứng các nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm tính khả thi và tiến độ thực hiện.
Thông tin cụ thể về quy hoạch tỉnh Hà Giang
Định hướng quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang được dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng tiểu vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2030, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể:
Tiểu vùng thấp – vùng động lực của tỉnh
Vùng động lực gắn phát triển công nghiệp với phát triển lương thực. Định hướng phát triển khu vực này là thương mại, dịch vụ, phát triển công nghiệp, kinh tế cửa khẩu (khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy); hình thành các vùng trồng lương thực, chè, đậu tương, cây ăn quả có múi tập trung với mức đầu tư thâm canh cao để có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Phát triển chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, điện tử, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ. Phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nguyên liệu giấy và công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp chế biến chè, chế biến hoa quả, vật liệu xây dựng và thương mại, dịch vụ và du lịch. Vùng này cần tạo ra cơ chế chính sách tốt để mô hình hợp tác công tư có thể được hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, y tế, giáo dục…
Tiểu vùng núi đất phía Tây
Tiểu vùng này gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang.
Định hướng phát triển: phát triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như chè, đậu tương gắn với công nghiệp chế biến để có sản phẩm hàng hóa. Chăn nuôi gia súc: Lợn, trâu, dê. Phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch. Sớm nâng cấp cửa khẩu Xín Mần – Đô Long thành cửa khẩu quốc gia để thúc đẩy giao thương của vùng biên giới giữa 2 nước. Các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như điện, nước, hạ tầng y tế, giáo dục cần được tỉnh quan tâm phát triển.
Tiểu vùng núi cao phía Bắc
Phương hướng phát triển của vùng này:
+ Phát triển gia súc chủ yếu là bò, dê, lợn; phát triển cây lương thực chủ yếu là ngô, phát triển cây dược liệu.
+ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông để khai thác di sản tự nhiên của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, đồng thời thúc đẩy giao thương biên giới Việt – Trung, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch.
+ Giải quyết tốt vấn đề nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân dân. Để giảm bớt sự khó khăn cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, các vấn đề về kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, y tế, giáo dục, dậy nghề, khuyến nông cần được các Bộ ngành của Trung ương, tỉnh có sự quan tâm đặc biệt.
Trên đây, là một vài thông tin chính và bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn đầu tư thông minh, chính xác trong thời gian sắp tới. Đồng thời, đừng quên tham khảo giaanproperty.vn để cập nhật những tin tức mới nhất.