Ninh Bình là tỉnh nằm ở cửa ngõ cực Nam miền Bắc Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Để hiểu hơn và có cái nhìn khách quan về tỉnh thành này. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm rõ những thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Bình về sử dụng đất, phát triển không gian, giao thông.
Tổng quan về tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp. Tỉnh thành cách thành phố Hà Nội 93km về phía Nam và đang có nền kinh tế tương đối phát triển. Nơi đây là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
Vị trí địa lý
Ninh Bình có vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý đó là Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh tiếp giáp với:
- Các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình ở phía Bắc
- Tỉnh Nam Định ở phía Đông
- Tỉnh Thanh Hóa ở phía Tây
- Biển Đông ở phía Nam
Trung tâm tỉnh là TP Ninh Bình, cách Hà Nội 93km về phía Nam. Đây được là vị trí chiến lược quan trọng, tiếp nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa lưu vực sông Hồng và sông Mã, giữa đồng bằng Bắc bộ và núi rừng tây Bắc.
Hệ thống giao thông tại đây phải kể đến đó là: quốc lộ 1A, 12A, 12B, đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Hệ thống sông ngòi nơi đây cũng khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân… để tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho giao thương, phát triển kinh tế.
Địa hình, khí hậu
Địa hình: Địa hình của tỉnh Ninh Bình chia thành 3 vùng tương đối rõ nét đó là vùng đồi núi phía Tây Bắc, vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông, phía Nam. Đặc biệt, nói đến Ninh Bình không thể không nói đến hệ thống nhiều hang động đẹp như: Tam Cốc, Bích Động, Xuyên Thủy Động, Tràng An…Mỗi vùng địa hình đều có tiềm năng, thế mạnh phát triển khác nhau.
Khí hậu: Về khí Hậu, Ninh Bình mang những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, có ảnh hưởng sắc thái vùng Thanh Hóa. Nhiệt độ trung bình năm tại đây là 23 độ C, lượng mưa phân bố đồng đều toàn tỉnh, tập trung chủ yếu vào mùa hè.
Tiềm năng phát triển du lịch
Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tâm linh cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Chính vì thế, nơi đây đã tập trung khai thác theo hướng du lịch xanh. Chính sự chuyển hướng này đã giúp cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình tăng trưởng nhanh trong vài năm trở lại đây. Ninh Bình hiện đang sở hữu quần thể danh thắng Tràng An với cảnh quan đẹp đến nao lòng. Đây là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch trong, ngoài nước đến với Ninh Bình mỗi năm.
Quy mô, tính chất lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình
Quy mô
Quy mô lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình có diện tích 21.052 ha, gồm có: toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Ninh Bình, Hoa Lư, xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn, Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô, xã Khánh Hòa, Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh, một phần ranh giới xã Yên Sơn, phường Tân Bình thuộc thành phố Tam Điệp, xã Sơn Lai, xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan.
Tính chất quy hoạch
- Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, du lịch của tỉnh Ninh Bình
- Là trung tâm văn hóa lịch sử, du lịch cấp quốc gia và mang ý nghĩa quốc tế
- Là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ
- Vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh
Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Bình
Cùng tìm hiểu về thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Bình đầy đủ, chi tiết dưới đây.
Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình được biết đến là tỉnh đầu tiên của vùng đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh được chia làm 8 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố là TP Ninh Bình, TP Tam Điệp, 6 huyện đó là Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô.
Bản đồ thành phố Ninh Bình
Đơn vị hành chính của Thành phố Ninh Bình chia làm 14 đơn vị, gồm 11 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn, Phúc Thành, Tân Thành, Thanh Bình, Vân Giang và 3 xã: Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Tiến.
Bản đồ thành phố Tam Điệp
Đơn vị hành chính của Thành phố Tam Điệp chia làm 9 đơn vị, gồm 6 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn, Trung Sơn, Yên Bình và 3 xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn.
Bản đồ huyện Gia Viễn
Đơn vị hành chính của Huyện Gia Viễn chia làm 21 đơn vị, gồm 01 thị trấn Me và 20 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Thanh, Gia Thắng, Gia Thịnh, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn.
Bản đồ huyện Hoa Lư
Huyện Hoa Lư được chia làm 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Thiên Tôn và 10 xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Trường Yên.
Bản đồ huyện Kim Sơn
Đơn vị hành chính của Huyện Kim Sơn chia làm 25 đơn vị, gồm 2 thị trấn: Phát Diệm (huyện lỵ), Bình Minh và 23 xã: Ân Hòa, Chất Bình, Cồn Thoi, Định Hóa, Đồng Hướng, Hồi Ninh, Hùng Tiến, Kim Chính, Kim Định, Kim Đông, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Kim Trung, Lai Thành, Lưu Phương, Như Hòa, Quang Thiện, Tân Thành, Thượng Kiệm, Văn Hải, Xuân Chính, Yên Lộc.
Bản đồ huyện Nho Quan
Đơn vị hành chính của Huyện Nho Quan chia làm 27 đơn vị, gồm 01 thị trấn Nho Quan và 26 xã: Cúc Phương, Đồng Phong, Đức Long, Gia Lâm, Gia Sơn, Gia Thủy, Gia Tường, Kỳ Phú, Lạc Vân, Lạng Phong, Phú Long, Phú Lộc, Phú Sơn, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu, Sơn Hà, Sơn Lai, Sơn Thành, Thạch Bình, Thanh Lạc, Thượng Hòa, Văn Phong, Văn Phú, Văn Phương, Xích Thổ, Yên Quang.
Bản đồ huyện Yên Khánh
Đơn vị hành chính của Huyện Yên Khánh chia làm 19 đơn vị, gồm 01 thị trấn Yên Ninh và 18 xã: Khánh An, Khánh Công, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc, Khánh Phú, Khánh Tiên, Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Thủy, Khánh Trung, Khánh Vân.
Bản đồ huyện Yên Mô
Đơn vị hành chính của Huyện Yên Mô chia làm 17 đơn vị, gồm 01 thị trấn Yên Thịnh và 16 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Mai Sơn, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Hưng, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Từ, Yên Thái, Yên Thành, Yên Thắng.
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian
Mô hình phát triển đô thị: Phát triển theo mô hình đa tâm gồm có khu vực đô thị trung tâm (thành phố Ninh Bình, thị trấn Thiên Tôn), các khu vực đô thị phụ trợ như Bái Đính, Ninh Hải – Ninh Thắng, Ninh Vân, Mai Sơn kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị, vùng cảnh quan di sản văn hóa thiên nhiên, quần thể Tràng An, các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Phân vùng phát triển đô thị: Được phân thành 4 phân vùng phát triển.
- Khu vực đô thị trung tâm: khu đô thị hiện hữu, khu đô thị mở rộng về phía Nam, phía Bắc
- Khu vực Bái Đính: khu đô thị Bái Đính, khu nông thôn Bái Đính
- Quần thể danh thắng Tràng An: Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, rừng nguyên sinh đặc dụng
- Vùng nông thôn: trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng, Ninh Vân, Mai Sơn.
Bản đồ quy hoạch phát triển giao thông
Giao thông đối ngoại
- Đường bộ: Xây dựng, nâng cấp hoàn thiện giao thông đối ngoại với các QL1 (đạt quy mô 4 làn xe), QL10 (đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe), quốc lộ 38B (tiêu chuẩn đường cấp II, 2 làn xe). Xây dựng thêm 3 bến xe khách đạt tiêu chuẩn loại I.
- Đường sắt: Theo quy hoạch, đến năm 2025, xây dựng hoàn chỉnh ga đường sắt tại phương Nam Bình, ga đường sắt hiện tại sẽ được chuyển thành ga hàng hóa, kho bãi tập kết hàng. Đến năm 2030 sẽ hoàn thành cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I.
- Đường thủy: Cải tạo, nạo vét luồng tuyến, nâng cấp và xây mới cảng, bến thủy dọc sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc để phục vụ giao thông đường thủy liên kết mạng lưới vận tải, du lịch.
Giao thông đối nội
- Giao thông đô thị: Xây dựng mạng lưới giao thông theo dạng bàn cờ, hình thành nên các trục chính hướng Đông – Tây, Bắc – Nam, đảm bảo quy chuẩn xây dựng
- Giao thông nông thôn: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường hiện có, dự kiến đến năm 2025, sẽ có 100% đường xã tại Ninh Bình được bê tông xi măng hoặc nhựa hóa và đến năm 2030, mật độ giao thông tại nông thôn đạt trên 3 km/km2
- Giao thông công cộng: Xây dựng hệ thống xe bus để phục vụ hành khách công cộng đô thị, kết hợp với các khu vực lân cận. Tập trung phát triển các tuyến xe bus nhanh để kết nối khu vực trung tâm Tràng An – Bái Đính – Cúc Phương. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus đạt trên 30% năm 2030.
- Giao thông đường thủy: Tiến hành cải tạo, nạo vét và nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa, hệ thống luồng lạch trong các khu du lịch đảm bảo kết nối đường thủy nội địa. Xây dựng cảng hành khách Hoàng Long, hành khách Ninh Bình, bến thuyền phục vụ cho du lịch.
Việc nắm rõ các thông tin quy hoạch tỉnh Ninh Bình được xem là vô cùng quan trọng đối với những khách hàng, nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bất động sản này. Hy vọng rằng bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Bình đầy đủ, chi tiết được Gia An Property chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được quyết định đầu tư sáng suốt và đúng đắn nhất.