Là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận sở hữu rất nhiều lợi thế về phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Chính vì thế, nhiều dự án lớn đã chọn mảnh đất này để đổ bộ. Để có thể đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn thì bạn cần tìm hiểu và tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Thuận được Gia An Property chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thông tin tổng quan về tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh ven biển, chính vì thế nơi đây được nhắc đến rất nhiều về du lịch nghỉ dưỡng. Vậy, bạn đã biết những gì về tỉnh thành này? Dưới đây là một vài thông tin tổng quan về vị trí địa lý, địa hình, tiềm năng phát triển kinh tế của Ninh Thuận.
Vị trí địa lý
Ninh Thuận là tỉnh có vị trí tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên giao điểm 3 trục giao thông chiến lược đó là đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 27 lên Đà Lạt. Đây là tỉnh ven biển, tiếp giáp với các tỉnh:
- Khánh Hòa ở phía Bắc
- Bình Thuận ở phía Nam
- Lâm Đồng ở phía Tây
- Biển Đông ở phía Đông
Ninh Thuận cách thành phố Nha Trang 105km, sân bay quốc tế Cam Ranh 50km.
Đặc điểm địa hình, khí hậu
Địa hình: Địa hình tỉnh Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bởi, Ninh Thuận chính là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ của tỉnh Ninh Thuận được bao bọc bởi 3 mặt núi. Địa hình của Ninh Thuận được chia thành 3 dạng đó là: núi, đồi, gò bán sơn địa, đồng bằng ven biển. Trong đó, vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích tỉnh, vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4%
Khí hậu: Ninh Thuận là tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, đặc trung khô nóng, gió nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 27 độ C, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 9-11 và mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau.
Diện tích, dân cư
Diện tích đất tự nhiên của Ninh Thuận là 3.360km2, dân số toàn tỉnh năm 2019 là 590.467 người. Mật độ dân số đạt 181 người/km2. Trong đó:
- Dân số thành thị là 211.026 người, chiếm 35,8%
- Dân số nông thôn là 379.358 người, chiếm 64,2%
Được biết, Ninh Thuận cũng là tỉnh có ít dân số nhất tại vùng Duyên hải Nam trung bộ.
Tiềm năng phát triển du lịch
Mảnh đất Ninh Thuận được thiên nhiên ban tặng rất nhiều cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, vẫn còn nét hoang sơ, thơ mộng. Du khách trong và ngoài nước khi đến với Ninh Thuận có thể lựa chọn các loại hình du lịch khác nhau như tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử, tham dự lễ hội. Ninh Thuận có đường bờ biển dài 105km với nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Ninh Chữ, Cà ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh, Nam Cương… Dù được khai thác muộn hơn so với các tỉnh như Nha Trang, Đà Nẵng… nhưng tốc độ phát triển du lịch của Ninh Thuận không hề kém cạnh.
Đơn vị hành chính
Ninh Thuận được chia thành 7 đơn vị trực thuộc gồm 1 thành phố, 6 huyện đó là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam.
Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận
Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm gồm 16 đơn vị hành chính gồm 15 phường: Bảo An, Đài Sơn, Đạo Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Mỹ Hương, Phủ Hà, Phước Mỹ, Tấn Tài, Thanh Sơn, Văn Hải và 01 xã Thành Hải.
Bản đồ Huyện Bác Ái
Đơn vị hành chính của Huyện Bác Ái có 9 đơn vị, gồm 9 xã: Phước Bình, Phước Chính, Phước Đại (huyện lỵ), Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Thành, Phước Thắng, Phước Trung.
Bản đồ Huyện Ninh Hải
Đơn vị hành chính của Huyện Ninh Hải có 9 đơn vị, gồm thị trấn Khánh Hải (huyện lỵ) và 8 xã: Hộ Hải, Nhơn Hải, Phương Hải, Tân Hải, Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải.
Bản đồ Huyện Ninh Phước
Đơn vị hành chính của Huyện Ninh Phước có 9 đơn vị, gồm thị trấn Phước Dân (huyện lỵ) và 8 xã: An Hải, Phước Hải, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Sơn, Phước Thái, Phước Thuận, Phước Vinh
Bản đồ Huyện Ninh Sơn
Đơn vị hành chính của Huyện Ninh Sơn có 8 đơn vị, gồm thị trấn Tân Sơn và 7 xã: Hòa Sơn, Lâm Sơn, Lương Sơn, Ma Nới, Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Quảng Sơn.
Bản đồ Huyện Thuận Bắc
Đơn vị hành chính của Huyện Thuận Bắc có 6 đơn vị, gồm 6 xã: Bắc Phong, Bắc Sơn, Công Hải, Lợi Hải (huyện lỵ), Phước Chiến, Phước Kháng.
Bản đồ Huyện Thuận Nam
Đơn vị hành chính của Huyện Thuận Nam có 8 đơn vị, gồm 8 xã: Cà Ná, Nhị Hà, Phước Diêm, Phước Dinh, Phước Hà, Phước Minh, Phước Nam (huyện lỵ), Phước Ninh.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Thuận
Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng
Để phục vụ cho hành khách công cộng, tỉnh đã đầu tư phát triển mạng lưới vận tải bằng xe buýt.
Giai đoạn đến năm 2030 với 08 tuyến nội tỉnh đó là:
6 tuyến hiện hữu:
- Tuyến số 01: Phan Rang – Ninh Sơn
- Tuyến số 02: Phan Rang – Thuận Bắc
- Tuyến số 03: Phan Rang – Vĩnh Hy
- Tuyến số 04: Phan Rang – Cà Ná
- Tuyến số 05: Nội thành Phan Rang
- Tuyến số 06: Phan Rang – Phước Dinh
2 tuyến mở mới:
- Tuyến số 07: Phan Rang – Phước Dân
- Tuyến số 08: Phan Rang – Phước Vinh
Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt
Bến xe, điểm đầu, điểm cuối: các điểm đầu, điểm cuối tuyến trùng với các bến xe khách nội tỉnh, liên tỉnh. Theo như quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2021 – 2030, các bến xe nội tỉnh đã quy hoạch có thể sử dụng điểm đỗ xe buýt đầu cuối:
- Bến xe thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước
- Bến xe xã Vĩnh Hải, Vĩnh Hy, Ninh Hải
- Bến xe tại vị trí phía Nam, dọc quốc lộ 1A, khu trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc
- Bến xe xã cà Ná, Thuận Nam
- Bến xe xã Phước Đại, Bác Ái
Bổ sung, quy hoạch các bến xe, điểm đỗ xe buýt đầu cuối:
- Bến xe xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam
- Bến xe xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước
Điểm dừng
Tổng số điểm dừng theo như tính toán đến năm 2020 là 452 điểm dừng. Trong quá trình tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, sở giao thông vận tải sẽ khảo sát, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt vị trí điểm dừng theo hành trình phù hợp thực tế trên từng tuyến.
Quy hoạch tổng thể phát triển bến thủy nội địa
Theo quy hoạch, đến năm 2020 gồm 08 bến thủy nội địa có chức năng vận chuyển hành khách, có 02 bến thủy nội địa hiện hữu tại khu vực vịnh Vĩnh Hy, 06 bến thủy nội địa đầu tư mở mới.
Nhu cầu sử dụng đất
Tổng nhu cầu sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng đến năm 2020 à 10.044 m2, trong đó: vận tải hành khách bằng xe buýt là 2.044 m2 và bến thủy nội địa là 8.000 m2
Nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm để thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đến năm 2020 là 116,22 tỷ đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp giao thông 4,52 tỷ đồng và vốn xã hội hóa 111,70 tỷ đồng.
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian vùng
Phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị, khu dân cư
Không gian vùng tỉnh Ninh Thuận được chia thành 4 phân khu chức năng:
Vùng trung tâm: Gồm có TP Phan Rang, một số xã của huyện Ninh Hải, Ninh Phước, là trung tâm chính trị – kinh tế tổng hợp. Diện tích vùng này đó là 26.476 ha, chiếm 7,89% tổng diện tích tự nhiên. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và các xã lân cận có chức năng tổng hợp. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã là vào năm 2030 là 15 phường, 11 xã.
Vùng phía Bắc: Gồm có huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải với diện tích 47.951ha, chiếm 14,29% tổng diện tích tự nhiên. Tính chất của vùng này đó là cửa ngõ phía bắc của tỉnh, là trung tâm du lịch, phát triển kinh tế biển. Số lượng các đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2030 là 01 thị xã, 02 thị trấn, 09 xã. Đô thị trung tâm đó là Lợi Hải.
Vùng phía Nam: Gồm có huyện Thuận Nam, Ninh Phước với diện tích 84.304ha, chiếm tỷ lệ 25,13% tổng diện tích tự nhiên. Tính chất là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, là trung tâm công nghiệp, phát triển du lịch biển. Dự tính đến năm 2030, số đơn vị hành chính cấp xã đó là 01 thị xã, 2 thị trấn, 13 xã. Đô thị trung tâm là Phước Dân.
Vùng phía Tây: Gồm huyện Ninh Sơn, Bác Ái với diện tích là 176.803ha, chiếm tỷ lệ 52,69% tổng diện tích tự nhiên. Tính chất là cửa ngõ phía Tây, tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp năng lượng, thủy điện, chế biến. Số lượng đơn vị hành chính năm 2030 sẽ là 01 thị xã, 03 thị trấn, 16 xã. Đô thị trung tâm là Tân Sơn.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị
- Năm 2020: có 6 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại 2, 02 đô thị loại IV, 03 đô thị loại V
- Năm 2030: Sáp nhập thị trấn Khánh Hải vào TP Phan Rang Tháp Chàm, sáp nhập các xã ven Đầm Nại, phía Nam sông Dinh TP Phan Rang. Dự đoán dân số TP Phan Rang Tháp Chàm sẽ có sự tăng vọt
- Năm 2030: Có 11 đô thị , trong đó 01 loại II là Phan Rang Tháp Chàm, 03 đô thị loại IV là Tân Sơn, Phước Dân, Lợi Hải, 07 đô thị loại V là Phước Đại, Thanh Hải, Lâm Sơn, Hòa Sơn, Công Hải, Phước Nam, Cà Ná.
Định hướng phát triển các điểm dân trung tâm xã, cụm xã
Dân số nông thôn:
- Năm 2020: Tổng dân số nông thôn khoảng 343.000 – 348.000 người; chiếm khoảng 54,0% dân số toàn tỉnh.
- Năm 2030: Tổng dân số nông thôn khoảng 454.000 – 456.000 người; chiếm khoảng 48.0% dân số toàn tỉnh.
Tổng quỹ đất xây dựng các khu nông thôn tỉnh Ninh Thuận:
- Năm 2020 : khoảng 4.700 – 4.900ha
- Năm 2030 : khoảng 9.000 – 10.000ha
Hệ thống thị tứ đến năm 2030
- Năm 2020: có 15 thị tứ
- Năm 2030: Giảm còn 09 thị tứ do các thị tứ phát triển lên thành đô thị
Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2030 đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng rằng nó đã giúp ích được cho bạn hiểu hơn về tỉnh thành này.