Quảng Bình nằm ở vùng Bắc Trung Bộ được biết đến nhiều với Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng – di sản thiên nhiên thế giới và Hang Sơn Đoòng. Để hiểu hơn về tỉnh thành này, hãy cùng tìm hiểu thêm về bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Bình được cập nhật mới nhất qua bài viết dưới đây.
Tổng quan tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là tỉnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh thành này có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tiềm năng du lịch như thế nào?
Vị trí địa lý
Quảng Bình cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 1.220km về phía Nam, thành phố Đà Nẵng 267km về phía Nam và có vị trí địa lý giáp với:
- Tỉnh Hà Tĩnh ở phía Bắc với ranh giới là dãy Hoành Sơn
- Tỉnh Quảng Trị ở phía Nam
- Lào ở phía Tây với ranh giới dãy Trường Sơn
- Biển Đông ở phía Đông
Quảng Bình là tỉnh có đường bờ biển dài 116,04km, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12, tỉnh lộ 20, 16 và tuyến đường sắt Bắc Nam.
Địa hình, khí hậu
Địa hình: Quảng Bình có địa hình hẹp, dốc từ phía Tây sang Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi và được chi thành vùng sinh thái cơ bản đó là Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Toàn bộ vùng phía Tây là tỉnh núi cao 1000-1500m, cao nhất là đỉnh Phi Co Phi, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Phía gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ, hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm, dẻ quạt.
Khí hậu: Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, bị tác động bởi khí hậu phía Bắc, phía Nam và có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 2.000mm/năm
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC – 25oC, nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7,8.
Đơn vị hành chính, dân cư
Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện. Cụ thể gồm có thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
Dân số Quảng Bình có 901.984 người (số liệu năm 2020). Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh cùng các dân tộc như Vân Kiều, Bru, Mã Liềng… Hai huyện tập trung đông các dân tộc anh em đó là Tuyên Hóa, Minh Hóa. Dân cư tại Quảng Bình phân bố không đều với:
- 77,004% dân cư vùng nông thôn
- 22,96% dân cư ở thành thị
Sông ngòi, đất đai
Sông Ngòi: Quảng Bình có 5 con sông lớn đó là Sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh. Các con sông trên địa bàn do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển
Đất đai: Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27km2. Chia thành các loại đất khác nhau.
- Đất ở: 4.946 ha
- Đất nông nghiệp: 71.381 ha
- Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
- Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
- Đất chuyên dùng: 23.936 ha
- Đất chưa sử dụng: 72.619 ha
Tài nguyên đất của tỉnh Quảng Bình chia thành 2 hệ chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng, hệ pheralit ở vùng đồi núi với hơn 15 loại và nhóm đất chính như sau: đất cát, đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng. Trong đó, nhiều nhất là chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây. Đất cát chiếm 5,9%, đất phù sa chiếm 2,8%.
Tiềm năng phát triển du lịch
Quảng Bình được biết đến là mảnh đất tuyệt đẹp, được thiên nhiên ưu ái ban tặng rừng vàng, biển bạc cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng. Phải kể đến những cảnh đẹp của Quảng Bình đó là: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Đá Nhảy, Phá Hạc Hải, Cổng Trời… Đặc biệt nhất phải kể đến đó là vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được công nhận di sản thiên nhiên thế giới và là khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Chưa hết, sự kỳ vĩ, bí ẩn của hang Sơn Đoòng – hang động lớn nhất Thế Giới cũng giúp Quảng Bình trở thành địa điểm được du khách quốc tê quan tâm và muốn ghé đến thăm thú.
Xét về tiềm năng du lịch Quảng Bình, đây là tỉnh có bãi biển dài tuyệt đẹp với cái trắng, nước biển xanh tuy nhiên vì quy hoạch chưa rõ ràng, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư tốt nên vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng.
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình
Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Bình
Theo quy hoạch được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Quảng Bình phấn đấu ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong vùng vào năm 2020. Cụ thể:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại
- Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn
- Chủ động phòng chống bão lũ, hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng do thiên tai gây ra
Bản đồ thành phố Đồng Hới
TP Đồng Hới có 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường: Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Đồng Hải, Đồng Phú, Đồng Sơn, Đức Ninh Đông, Hải Thành, Nam Lý, Phú Hải và 6 xã: Bảo Ninh, Đức Ninh, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức.
Bản đồ thị xã Ba Đồn
Thị xã Ba Đồn có 16 đơn vị hành chính gồm 6 phường: Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận và 10 xã: Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn.
Bản đồ huyện Bố Trạch
Huyện Bố Trạch có 28 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn: Hoàn Lão (huyện lỵ), Phong Nha, Nông trường Việt Trung và 25 xã: Bắc Trạch, Cự Nẫm, Đại Trạch, Đồng Trạch, Đức Trạch, Hạ Trạch, Hải Phú, Hoà Trạch, Hưng Trạch, Lâm Trạch, Liên Trạch, Lý Trạch, Mỹ Trạch, Nam Trạch, Nhân Trạch, Phú Định, Phúc Trạch, Sơn Lộc, Tân Trạch, Tây Trạch, Thanh Trạch, Thượng Trạch, Trung Trạch, Vạn Trạch, Xuân Trạch
Bản đồ huyện Lệ Thủy
Huyện Lệ Thủy có 26 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Kiến Giang (huyện lỵ), Nông trường Lệ Ninh và 24 xã: An Thuỷ, Cẩm Thủy, Dương Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Thủy, Xuân Thủy.
Bản đồ huyện Minh Hóa
Huyện Minh Hóa có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quy Đạt (huyện lỵ) và 14 xã: Dân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Phúc, Hóa Sơn, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hồng Hóa, Minh Hóa, Tân Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa, Trung Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa.
Bản đồ huyện Quảng Ninh
Huyện Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quán Hàu (huyện lỵ) và 14 xã: An Ninh, Duy Ninh, Gia Ninh, Hải Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Lương Ninh, Tân Ninh, Trường Sơn, Trường Xuân, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Võ Ninh, Xuân Ninh.
Bản đồ huyện Quảng Trạch
Huyện Quảng Trạch có 17 đơn vị hành chính gồm 17 xã: Cảnh Dương, Cảnh Hóa, Liên Trường, Phù Hóa, Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Hợp, Quảng Hưng, Quảng Kim, Quảng Lưu, Quảng Phú, Quảng Phương (huyện lỵ)[1], Quảng Thạch, Quảng Thanh, Quảng Tiến, Quảng Tùng, Quảng Xuân.
Bản đồ huyện Tuyên Hóa
Huyện Tuyên Hóa có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đồng Lê (huyện lỵ) và 18 xã: Cao Quảng, Châu Hóa, Đồng Hóa, Đức Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Lâm Hóa, Lê Hóa, Mai Hóa, Ngư Hóa, Phong Hóa, Sơn Hóa, Thạch Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Thuận Hóa, Tiến Hóa, Văn Hóa.
Quy hoạch sử dụng đất TP Đồng Hới đến năm 2030
TP Đồng Hới, Quảng Bình có 15 đơn vị hành chính, gồm 09 phường: Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Đồng Phú, Đồng Sơn, Đồng Hải, Hải Thành, Nam Lý, Phú Hải, Đức Ninh Đông và 6 xã Bảo Ninh, Lộc Ninh, Đức Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức.
Hiện trạng sử dụng đất TP Đồng Hới đến năm 2020
TP Đồng Hới có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.587,34 ha, chiếm 1,95% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích 9.906,14 ha, chiếm 63,55% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: có diện tích là 5.408,17 ha, chiếm 34,70% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: có diện tích 273,03 ha, chiếm 1,75% tổng diện tích đất tự nhiên
Quy hoạch sử dụng đất TP Đồng Hới đến năm 2030
- Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng đến năm 2030
- Đất nông nghiệp: Phát triển theo hướng hàng hóa, gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
- Đất phi nông nghiệp: Chú trọng đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp mở rộng các nhà máy hiện có
- Chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021- 2025 tăng bình quân 11-12%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 đạt 12-13%
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt mức 80 triệu đồng/năm, đến năm 2030 đạt 140 triệu đồng/nmw.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025 tăng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 tăng bình quân 13%/năm.
- Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030
- Diện tích đất nông nghiệp của thành phố quy hoạch là 8.040,4 ha, chiếm 51,58% diện tích đất tự nhiên, thực giảm 1.866,00 ha so với năm 2020.
- Diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố quy hoạch là 7.340,03 ha, chiếm 47,09% diện tích tự nhiên. Tăng 1.931,86 ha so với năm 2020
- Diện tích chất chưa sử dụng quy hoạch là 207,17 ha, chiếm 1,33% tổng diện tích tự nhiên, giảm 65,86 ha so với năm 2020.
Quy hoạch phát triển công nghiệp TP Đồng Hới đến năm 2030
Theo định hướng quy hoạch đất đai cho phát triển khu công nghiệp của thành phố đến năm 2030, tổng diện tích đất của TP là khoảng 216, 48ha. Gồm có:
- Khu công nghiệp Tây Bắc, Bắc Đồng Hới
- Đất cụm công nghiệp đến năm 2030 có 83,10ha gồm cụm công nghiệp Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Nam Lý, Phường Đồng Sơn, Phú Hải, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức.
Quy hoạch giao thông thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
TP Đồng Hới sở hữu đầy đủ các loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Cụ thể:
- Đường bộ: QL1A, QL15A và đường Hồ Chí Minh. Tăng cường an toàn giao thông, tốc độ lưu thông, xây dựng đường tránh với 4 làn xe, 2 làn gom dân sinh, dài 23km. Đây cũng là địa phương có dự án đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị được xây dựng.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam tại ga Đồng Hới, cách ga Hàng cỏ 522km về phía Nam. Ga Đồng Hới chính là một trong 8 ga chính của cả nước, số lượng hành khách lớn.
- Đường thủy: cảng Nhật Lệ cách cảng Hòn La 50km về phía bắc, nằm trong khu kinh tế Hòn La.
- Đường hàng không: sân bay Đồng Hới được khánh thành ngày 19/05/2008 với năng lực sân bay là 500.000 hành khách/năm.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin quan trọng về bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Bình. Đừng quên truy cập Gia An Property để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.