Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và được biết đến nhiều với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Hãy cùng tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Nam qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về tỉnh thành này.
Tổng quan tỉnh Quảng Nam
Trước khi đi vào tìm hiểu bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Nam, hãy nắm qua một vài thông tin tổng quan về nơi đây như vị trí, đơn vị hành chính, tiềm năng phát triển du lịch…
Vị trí địa lý
Quảng Nam là tỉnh thuộc ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung với vị trí địa lý giáp với:
- Thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc
- Tỉnh Kon Tum ở phía Tây
- Nước Lào ở phía Tây
- Tỉnh Quảng Ngãi ở phía Nam
- Biển Đông ở phía Đông
Nơi đây cách thủ đô Hà Nội 820km về phía Bắc, cách thành phố Huế 126km về phía Nam. Tỉnh lỵ của Quảng Nam là thành phố Tam Kỳ, nổi tiếng với phố cổ Hội An thu hút rất nhiều lượt du khách trong và ngoài nước mỗi năm.
Địa hình, khí hậu
Địa hình: Quảng Nam là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông. Nơi đây cũng hình thành ba vùng sinh thái đó là vùng núi cao, trung du và đồng bằng ven biển. Địa hình tỉnh Quảng Nam cũng bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ và có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội. Quảng Nam cũng là tỉnh có môi trường sinh thái đa dạng với hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
Khí hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có hai mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm nơi đây từ 20-21 độ C. Mùa mưa tập trung vào các tháng 9-12, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Vì giáp biển nên Quảng Nam cũng phải đối mặt với những cơn bão đổ bộ vào miền Trung. Với khu vực các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang… thường xuyên xảy ra lở đất, lũ quét.
Diện tích, dân cư
Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 10.406km2. Dân số của tỉnh là 1.435.629 người (số liệu năm 2012), mật độ dân số trung bình là 139 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 4 dân tộc thiểu số đó là Cơ Tu, Co, Gié Triêng, Xê Đăng… Tỷ lệ dân số tại nông thôn là 81,4%.
Với dân số như trên, Quảng Nam là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào. Trong đó, lao động cho ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp, xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.
Tiềm năng phát triển du lịch
Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn khi sở hữu tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, tài nguyên văn hóa dồi dào. Tỉnh có đến 307 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng. Đặc biệt nhất phải kể đến đó là Phố cổ Hội An, đền tháp Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Chưa hết, Quảng Nam còn có nhiều đặc sản nổi tiếng như quế Trà My, tiêu Tiên Phước… cùng nhiều làng nghề truyền thống lâu năm.
Quảng Nam còn được thiên nhiên ưu ái dành tặng tài nguyên biển vô cùng quý giá. Chín sự kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên, di sản văn hóa, truyền thống lịch sử lâu năm đã giúp cho ngành du lịch tỉnh Quảng Nam phát triển mạnh mẽ.
Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam
Mục tiêu lập quy hoạch:
- Là công cụ pháp lý trong việc hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển, cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Loại bỏ quy hoạch chồng chéo ảnh hưởng đầu tư phát triển, giải quyết các vấn đề xung đột về không gian trong địa bàn tỉnh, định hướng không gian cho các nhu cầu phát triển trong tương lai dựa trên cơ sở huy động hợp lý các điều kiện bên trong, thu hút nguồn lực bên ngoài.
- Đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia, ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Nam để phát triển nhanh, bền vững
- Đề xuất các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược hướng đến phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế – xã hội – môi trường.
- Các doanh nghiệp, cộng đồng, người dân đầu tư và kinh doanh, sinh sống, làm việc và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Nam
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố Tam Kỳ, Hội An; 1 thị xã Điện Bàn và 15 huyện đó là: Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.
Bản đồ thành phố Tam Kỳ
Thành phố Tam Kỳ có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.
Bản đồ thành phố Hội An
Thành phố Hội An có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm).
Bản đồ thị xã Điện Bàn
Thị xã Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Điện An, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Vĩnh Điện và 13 xã: Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Minh, Điện Phong, Điện Phước, Điện Phương, Điện Quang, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Trung.
Bản đồ huyện Bắc Trà My
Huyện Bắc Trà My có 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trà My và 12 xã: Trà Bùi, Trà Đốc, Trà Đông, Trà Dương, Trà Giác, Trà Giang, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Nú, Trà Sơn, Trà Tân.
Bản đồ huyện Đại Lộc
Huyện Đại Lộc có 18 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Ái Nghĩa và 17 xã: Đại An, Đại Chánh, Đại Cường, Đại Đồng, Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại Hồng, Đại Hưng, Đại Lãnh, Đại Minh, Đại Nghĩa, Đại Phong, Đại Quang, Đại Sơn, Đại Tân, Đại Thắng, Đại Thạnh.
Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố, 1 thị xã, 15 huyện. Theo định hướng phát triển vùng, Quảng Nam được quy hoạch như sau:
Phát triển theo dạng dải, chuỗi với các cực phát triển đô thị, dọc theo các trục hành lang kinh tế – đô thị.
Cụ thể:
Trục đô thị hóa:
- Trục quốc lộ 1A: Kết nối các đô thị Núi Thành, Tam Kỳ, Hà Lam, Hương An, Nam Phước, Điện Bàn, đô thị chuyên ngành Hội An.
- Trục đường bộ ven biển: Kết nối các đô thị ven biển như: Điện Nam – Điện Ngọc, Nam Hội An, Bình Minh, Tam Phú, Tam Hòa
- Trực Hồ Chí Minh: Kết nối dải đô thị PRao, Thạnh Mỹ, Khâm Đức
Trục kết nối Đông – Tây:
- Hành lang Bắc Nam: Kết nối khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang – Thành phố Đà Nẵng, khu vực ven biển Bắc Quảng Nam, qua các tuyến QL 14B, 14D, tỉnh lộ ĐT 609.
- Cụm Đại Lộc, Điện Bàn và thành phố Hội An: Định hướng phát triển du lịch, Công nghiệp, Thương mại – dịch vụ. Định hướng cực phát triển đô thị là Điện Bàn
- Cụm Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang: Định hướng phát triển các khu hỗn hợp, kết hợp phát triển khi kinh tế cửa khẩu Nam Giang, kinh tế rừng, vùng biên giới. Định hướng cực phát triển đô thị Nam Giang.
Hành lang Trung Quảng Nam: Kết nối khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, vùng Tây Nguyên với Quảng Nam, thông qua các tuyến QL14E, ĐT 610, ĐT 611. Gắn liền 2 cụm: Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, định hướng phát triển các chuỗi đô thị mới, kết hợp quy hoạch sắp xếp dân cư ven biển. Định hướng cực phát triển đô thị là vùng Đông của Duy Xuyên, Thăng Bình, Cụm Nông Sơn, Hiệp Đức, Phước Sơn, định hướng phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp phía Tây tỉnh Quảng Nam, phát triển các đô thị hành chính, an ninh quốc phòng, định hướng cực phát triển đô thị.
Hành lang Quảng Nam: Kết nối khu kinh tế Chu Lai – Dung Quất với vùng Tây Nguyên, thông qua tuyến Nam Quảng Nam. Định hướng phát triển Thương Mại, Dịch vụ hỗ trợ cho khu kinh tế Chu Lai – Dung Quất.
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Nam
Về đường bộ, giao thông cấp vùng: Hệ thống trục dọc cấp quốc gia tuyến đường bộ ven biển Việt Nam, QL 1A, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn. Kết hợp vùng trung du của tỉnh gồm có: Tuyến ĐT614 (Tiên Kỳ-Việt An), ĐT 611B(Việt An-Đông Phú-Trung Phước), ĐT610 (Trung Phước – Bến Dầu), ĐH9.ĐL – ĐH8.ĐL – ĐH3.ĐL và tuyến nối xã Đại Đồng huyện Đại Lộc, xã Ba huyện Đông Giang. Hệ thống trục ngang gồm có: Quốc lộ 14B; Quốc lộ 14E; đường Nam Quảng Nam.
Hệ thống bến xe: Xây dựng bến xe tại đô thị trung tâm tỉnh, huyện. Giao thông đô thị ưu tiên hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đô thị. Giao thông nông thôn, tập trung phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn gắn chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đường sông, luồng sông: Nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính, cải tạo, chỉnh trị một số đoạn trên hệ thống sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Cổ Cò, Vĩnh Điện, Tam Kỳ, Yên, Bà Rén.
Đường biển: Định hướng phát triển cảng Kỳ Hà với công suất 3,1 Tr.T/năm. Dự kiến xây dựng thêm 10 bến, tiếp nhận tàu và các bến tàu để phục vụ cho du lịch.
Đường hàng không: Phát triển san bay Chu Lai, phục vụ cho các khu kinh tế khu vực
Đường sắt: Định hướng dịch chuyển ga Tam Kỳ về phía Bắc, xây dựng nhà ga Tam Kỳ đạt tiêu chuẩn ga khách thành phố II. Nâng cấp ga Núi Thành thành ga phục vụ vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Chu Lai.
Trên đây là toàn bộ thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Nam đầy đủ, chi tiết nhất mà Gia An Property đã chia sẻ đến bạn. Đừng quên truy cập website để nắm thêm được những thông tin quy hoạch cập nhật mới nhất nhé!