Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng được thực hiện trong thời kỳ mới sẽ là tiền đề và bước tiến quan trọng để phát triển giao thông, kinh tế, chính trị cũng như thị trường bất động sản nơi đây.

Khái quát về tỉnh Sóc Trăng

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Sóc Trăng

+ Vị trí: nằm ở cửa Nam sông Hậu, đây là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách TPHCM khoảng 231 km, cách Thành phố Cần Thơ 62km. Tỉnh có đường bờ biển dài 72km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.

Bao quanh tỉnh Sóc Trăng là Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang; Phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía đông bắc giáp các tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; Phía đông và đông nam giáp Biển Đông.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ hành chính các huyện tại tỉnh Sóc Trăng

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 3.311,87 km² (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long), dân số khoảng 1.199.653 người (Năm 2019) đông thứ 22 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 388.550 người (32.4%); ở Nông thôn có 811.103 người (67,6%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 396 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Sóc Trăng là tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Sóc Trăng, 2 thị xã Vĩnh Châu và Ngã Năm; 8 huyện gồm Mỹ Xuyên, Huyện Trần Đề, Long Phú, Kế Sách, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị.

+ Ý nghĩa tên gọi: Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang (ឃ្លាំង) là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng.

Địa hình của Sóc Trăng

+ Địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc.

Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn.

Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu.

Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

Tiềm năng phát triển du lịch cực lớn

Toàn tỉnh hiện có 5 quốc lộ đi qua là: Quốc lộ 1A, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp, Quốc lộ 60 và Quốc lộ 61B kết nối Sóc Trăng với các tỉnh trong và ngoài khu vực. Tỉnh có các cửa sông lớn thông ra biển Đông cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo cho Sóc Trăng vị thế thuận lợi cả giao thông thủy lẫn bộ cũng như thuận tiện trong việc giao thương phát triển kinh tế, đặc biệt là kết nối phát triển các tuyến, tour du lịch với các tỉnh, thành trong khu vực.

Tỉnh có 50km chiều dài của sông Hậu với nhiều cù lao, vườn cây ăn trái ven sông, đặc biệt tỉnh có chợ nổi Ngã Năm với những nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước Nam bộ.

Về du lịch biển, với 72 km bờ biển, tỉnh đã có chủ trương khai thác tiềm năng này đưa vào phục vụ du lịch như kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại khu vực bãi biển Mỏ Ó (Trần Đề) và bãi biển Hồ Bể (TX. Vĩnh Châu); tỉnh có bến tàu cao tốc đi Trần Đề – Côn Đảo với hai công ty (Công ty Superdong Kiên Giang và Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc Express) đang khai thác tần suất trung bình từ 3 – 5 chuyến/ngày.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ du lịch tỉnh Sóc Trăng

Trên địa bàn tỉnh có trên 200 ngôi chùa, cơ sở thờ tự tôn giáo, trong đó có nhiều ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh (tỉnh có 39 di tích cấp tỉnh và 8 di tích cấp quốc gia), nhiều di tích là điểm tham quan du lịch như chùa Mahatup (chùa Dơi), Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét), chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu), chùa Kh’leang, chùa La Hán, chùa Som Rong, Đền thờ Bác Hồ, Khu căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước…

Về lễ hội, Sóc Trăng có những lễ hội mang nét đặc trưng của cư dân vùng biển như Lễ hội cúng Phước Biển, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Cúng Dừa, Ngày hội sông nước miệt vườn. Đặc biệt Sóc Trăng được du khách biết đến với Lễ hội Oóc om bóc – Đua ghe ngo của đồng bào Khmer được tổ chức vào ngày 15-10 (âm lịch) hàng năm, thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm. Năm 2013, lễ hội được nâng cấp lên thành Festival Đua ghe ngo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Từ lâu Sóc Trăng được du khách biết đến là vùng đất của những món ăn ngon, những đặc sản ẩm thực mà bất cứ du khách nào đến Sóc Trăng cũng muốn được thưởng thức. Hai món ăn tiêu biểu được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam là bánh cóng và bún nước lèo, ngoài ra còn có bánh pía – lạp xưởng Vũng Thơm; củ hành tím, tỏi và xá pấu Vĩnh Châu; mắm cá rô không xương Ngã Năm… với những cơ sở sản xuất đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như Tân Huê Viên, Quãng Trân, Công Lập Thành, mắm cá rô Biển…

Với rất nhiều điều kiện thiên nhiên, Sóc Trăng có đầy đủ yếu tố tiềm năng trở thành trọng điểm kinh tế cũng như là mũi nhọn kinh tế vùng ĐB Sông Cửu Long. Đây cũng là mục tiêu kế hoạch quy hoạch tỉnh Sóc Trăng hiện nay.

Bản đồ Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng mới nhất

Thông tin quy hoạch tỉnh Sóc Trăng chỉ ra từng điểm quy hoạch hành chính với các đơn vị huyện trong tỉnh, mục tiêu phát triển thế mạnh từng địa phương, hướng đến sự phát triển đa dạng, phong phú trong toàn tỉnh.

Bản đồ Quy hoạch TP Sóc Trăng mới nhất 2020 – 2035 tầm nhìn 2050

Những năm gần đây thành phố Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng rất nhiều tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm của thành phố đến 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và sử dụng phân khu chức năng

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2022 và nằm trên bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông

 

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản vẽ Thiết kế đô thị

Bản đồ Quy hoạch huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng mới nhất 2020 – 2035 tầm nhìn 2050

Nằm trong vùng đất ngập nước mặn thuộc bán đảo Cà Mau, huyện Thạch Trị là một địa phương nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú, tôm càng xanh và cá đồng.

Thạnh Trị là huyện nông nghiệp thuộc vùng nông thôn của tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 32km, nằm dọc trên Quốc lộ 1A. Địa hình huyện Thạnh Trị bằng phẳng, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh, rạch, nên kinh tế ở đây sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa, màu, chăn nuôi và thủy sản nước ngọt.

Những năm gần đây huyện Thạnh Trị đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng rất nhiều tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Phú Lộc và thị trấn Hưng Lợi đến 2030.

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2022 và nằm trên bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.

Như vậy, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực năm 2021 của huyện Thạnh Trị có tổng số 45 công trình, dự án (không bao gồm chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân): Trong đó có 01 công trình chuyển tiếp năm 2017, 03 công trình chuyển tiếp từ các năm 2019, 2020 và 41 công trình đăng ký mới.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thạnh Trị đến 2030

Bản đồ Quy hoạch huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng mới nhất 2020 – 2035 tầm nhìn 2050

Huyện Trần Đề nằm ở cuối dòng sông Hậu của miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km.

Theo quy hoạch trong tương lai thị trấn Trần Đề sẽ được nâng cấp lên đô thị loại IV. Cùng với đó thị trấn Lịch Hội Thượng sẽ được nâng cấp mở rộng theo hướng đô thị loại IV, xã Tài Văn, Đại n 2 đạt tiêu chí đô thị loại V – tạo tiền đề cho việc thành lập thị xã Trần Đề sau này.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Trần Đề và thị trấn Lịch Hội Thượng đến 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trần Đề đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Ngã Năm nằm ở phía tây nam tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 60km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 80km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 298 km.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thị xã. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm 1, 2, 3 đến 2030.

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2022 và nằm trên bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã Ngã Năm đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Huyện Mỹ Tú nằm ở phía tây tỉnh Sóc Trăng, nằm trên tọa độ địa lý 9°52 – 9°78 vĩ độ Bắc và 105°74 – 106° kinh Đông. Với vị trí này đã tạo điều kiện cho Mỹ Tú có lợi thế mở rộng giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện. Do nằm ở phía Tây sông Hậu nên Mỹ Tú tiếp giáp cả vùng mặn và vùng ngọt.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa đến 2030.

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2022 và nằm trên bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Tú đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Huyện Cù Lao Dung như một hòn cù lao lớn, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, nhưng thực sự là bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Cù Lao Dung đến 2030.

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2022 và nằm trên bản đồ sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cù Lao Dung đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Huyện Long Phú nằm ở phía Đông tỉnh Sóc Trăng. Huyện lỵ là thị trấn Long Phú nằm cách thành phố Sóc Trăng 15 km về hướng đông.

Phát triển kinh tế của huyện Long Phú: Chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và vườn cây ăn trái ở các xã dọc sông Hậu. Long Phú là huyện được trên đầu tư xây dựng Trung tâm Điện Lực Long Phú tại xã Long Đức và sắp tới là thương cảng đặt tại thị trấn Đại Ngãi.

Huyện đang có những đề án quy hoạch tổng thể thị trấn Long Phú, xây dựng và chỉnh trang đô thị cho trung tâm huyện lỵ và các xã, thị trấn như: Đại Ngãi, Trường Khánh, Tân Thạnh…

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Long Phú đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng đến 2030

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Châu Thành đến 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở phía đông nam của tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 38 km.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thị xã. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm của thị xã như 1, 2, Khánh Hòa, Vĩnh Phước đến 2030.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Vĩnh Châu đến 2030

Thông tin bản đồ quy hoạch giao thông, sử dụng đất huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Mỹ Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, nằm ở phía nam của tỉnh Sóc Trăng, có diện tích 373,71 km², dân số năm 2019 là 157.067 người, mật độ dân số đạt 420 người/km².

Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A đi qua các xã Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới. Đường tỉnh có Đường 934 Mỹ Xuyên đi Kinh Ba, đường 936 từ Đại Tâm đi Tham Đôn, đường 936B từ Tham Đôn đi Cổ Cò rồi vòng sang Chợ Kinh, đường 939 từ Đại Tâm đi Bố Thảo, đường 934 từ Nhu Gia đi Chợ Kinh. Đường huyện có đường 14 Mỹ Xuyên đi Giồng Có, Tắc Giồng vòng về Nhu Gia, đường 15 Hòa Phuông sang Hòa Thượng, đường 18 từ Gia Hòa 2 sang Hòa Tú 1, đường 20 từ Thạnh Quới sang Gia Hòa 2.

Nhìn chung từ huyện lỵ Mỹ Xuyên đi thị xã Vĩnh Châu, huyện Thạnh Trị, huyện Trần Đề, thành phố Sóc Trăng bằng đường bộ khá thuận lợi. Ngoài ra, hệ thống hương lộ, liên ấp đa phần đã được trải bê tông tỏa đi khắp các nẻo đường trong huyện, xã thuận lợi cho việc đi lại và giao thương của nhân dân trong vùng.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Mỹ Xuyên đến 2030

Bản đồ quy hoạch giao thông, sử dụng đất huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

Kế Sách là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Huyện Kế Sách có tọa độ địa lý từ 9°14’ đến 9°55’ vĩ độ Bắc và từ 105°30’ đến 106°04’ kinh độ Đông và là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Sóc Trăng, có ranh giới với 3 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang.

Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Kế Sách và thị trấn An Lạc Thôn.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Kế Sách đến 2030

Những thông tin trên đây hy vọng đã cung cấp đến bạn Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng cũng như các thông tin quy hoạch từng đơn vị hành chính của tỉnh hữu ích. Hãy tham khảo giaanproperty.vn để nhận những thông tin cần thiết.