Bản đồ quy hoạch tỉnh Sơn La cũng như những thông tin về kế hoạch quy hoạch địa phương này trong giai đoạn mới là căn cứ để quyết định đầu tư bất động sản tại thị trường này.
Sơn La là một trong những tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam với mọi thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế và du lịch. Những thay đổi trong quy hoạch tỉnh thành này rất được quan tâm bởi, đây cũng là thị trường bất động sản đang lên của cả nước. Nếu bạn quan tâm về tỉnh thành này, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu thêm về những định hướng quy hoạch và theo dõi bản đồ quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ mới.
Sơn La – Mảnh đất nhiều tiềm năng phát triển
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Sơn La
+ Vị trí: Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam, nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039′ – 22002′ vĩ độ Bắc và 103011′ – 105002′ kinh độ Đông. Đây là một trong 6 tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Tỉnh có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.
Sơn La giáp ranh với nhiều tỉnh thành và có đường biên giới với Lào. Phía bắc Sơn La giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên và có một phần biên giới với tỉnh Phongsali (Lào); phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào).
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố, dân số khoảng 1.248.415 người (Năm 2019) đông thứ 31 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 202.826 người (20,8%); ở Nông thôn có 1.075.589 người (79,2%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 88 người/km².
+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2021, Sơn La là tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Sơn La và 11 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồm, Yên Châu.
Tiềm năng du lịch mạnh mẽ
Sơn La nằm ở vị trí trung tâm các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em với nhiều nét văn hóa truyền thống. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái phong phú, đa dạng; nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, là những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch.
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ, với tổng vốn đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng. Nhiều dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 350 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 9 khách sạn từ 3-5 sao, gần 30 khách sạn từ 1-2 sao, còn lại là nhà nghỉ và homestay đạt chuẩn phục vụ khách du lịch… Năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tổng lượt khách du lịch đến Sơn La vẫn đạt hơn 1,7 triệu người, doanh thu hoạt động du lịch đạt 1.245 tỷ đồng.
Bức tranh du lịch Sơn La ngày càng hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Điểm nhấn là cao nguyên Mộc Châu, nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ, nên thơ, những nét văn hóa đặc trưng, gắn với các lễ hội các mùa trong năm. Mùa xuân, cao nguyên náo nức với các Lễ hội hoa xuân, Hết Chá, Cầu mưa, Khinh khí cầu, đón hoa ban nở. Mùa hè, miền đất ngát xanh những đồi chè, sắc đỏ của mùa mận chín, trong muôn màu của sắc hoa lan, cũng là lúc diễn ra Lễ hội trà cao nguyên và Lễ hội hái quả. Bước sang mùa thu, Mộc Châu nô nức trong Ngày hội văn hóa các dân tộc, với các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Đặc biệt là cuộc “Thi Hoa hậu bò sữa” duy nhất có ở Mộc Châu.
Nhìn chung, Sơn La là địa phương có mọi điều kiện để phát triển cả về kinh tế, văn hóa. Việc đầu tư đổi mới, quy hoạch Sơn là là điều cần thiết và thực hiện đúng hướng để tỉnh thành này trở thành điểm cầu quan trọng và hấp dẫn bậc nhất hiện nay trong thị trường bất động sản cả nước.
Thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Sơn La
Thực hiện theo kế hoạch đề án quy hoạch tỉnh Sơn La, tỉnh thực hiện quy hoạch theo từng địa bản huyện và tham gia vào các kế hoạch chung trong hệ thuốc quy hoạch quốc gia.
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La đến năm 2045
UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc cho phép lập Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La đến năm 2045.
Theo đó, từ nay đến năm 2045, thành phố Sơn La sẽ giữ nguyên 32.351 ha là diện tích hiện hữu và mở rộng thêm khoảng 5.318 ha về phía Đông Nam thuộc địa giới hành chính của huyện Mai Sơn.
Quy mô lập quy hoạch khoảng 5.800ha, tăng 1.000ha so với quy mô lập quy hoạch năm 2016. Phía Bắc giáp xã Bó Mười của huyện Thuận Châu và xã Mường Bú của huyện Mường La; Phía Nam giáp các xã Mường Chanh, Chiềng Chung, Chiềng Mai, phần còn lại của xã Chiềng Ban và xã Hát Lót của huyện Mai Sơn; Phía Đông giáp xã Mường Bằng, thị trấn Hát Lót và phần còn lại của xã Mường Bon của huyện Mai Sơn; Phía Tây giáp xã Tông Cọ, Chiềng Pấc, Chiềng Sinh, bản Lắm của huyện Thuận Châu.
Mục tiêu của lập Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển thành phố Sơn La thành đô thị sinh thái, hiện đại, mang bản sắc văn hóa các dân tộc đặc thù tiểu vùng Tây Bắc; là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đa ngành của tiểu vùng Tây Bắc; là động lực tăng trưởng kinh tế vùng dọc Quốc lộ 6 của tỉnh, hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại II và hướng tới các tiêu chí đô loại I.
Cùng với đó, đây sẽ là căn cứ lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và là cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương tổ chức quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
Quy hoạch chung đô thị mới Gia Phù, huyện Phù Yên đến năm 2040
Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung đô thị mới Gia Phú, huyện Phù Yên đến năm 2040 được xác định thuộc phạm vi 06 bản gồm: Bản Lá, bản Tân Ba, bản Chát Mới, bản Nà Khằm, bản Nà Mạc và bản Tạo.
Quy mô lập quy hoạch:
– Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2040 khoảng 6.500 người.
– Quy mô đất đai: Quy mô diện tích lập quy hoạch là 280 ha;
Định hướng phát triển không gian đô thị
– Định hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo: Phát triển dọc theo 3 quốc lộ 37 về phía Tây; Phát triển phía Đông từ suối Bùa đến quốc lộ 43.
– Hạt nhân đô thị mới nằm trên đường mới vào trung tâm thể thao và trung tâm thương mại song song với suối Bùa và ở phía Tây quốc lộ 37; hình thái phát triển đô thị dựa theo yếu tố địa hình, tôn trọng cảnh quan thiên nhiên.
Quy hoạch sử dụng đất
Các khu chức năng được quy hoạch sử dụng đất phù hợp về quy mô diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, đảm bảo các chi tiêu quy hoạch theo quy phạm hiện hành (chi tiết chỉ tiêu sử dụng đất được xác định trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất).
Quy hoạch các khu chức năng
a) Khu trung tâm hành chính – chính trị thị trấn: Được quy hoạch chỉnh trang mở rộng tại vị trí hiện tại; tiếp giáp quy hoạch quỹ đất xây dựng Công an thị trấn.
b) Khu trung tâm văn hoá – TDTT: Quy hoạch Trung tâm văn hóa thể thao mới phía Bắc suối Bùa; Sân thể thao đô thị xây dựng mới tại phía Tây giáp với đường vành đai đô thị; bổ sung quy hoạch và chỉnh trang nhà văn hóa các tổ, bản, tiểu khu cho toàn đô thị.
c) Khu trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại được quy hoạch gồm: Trung tâm thương mại dịch vụ cửa ngõ phía Tây giao giữa quốc lộ 37 và đường tránh đô thị; quy hoạch Trung tâm thương mại dịch vụ cho khu ở mới phía Tây nhìn ra suối Bùa; chỉnh trang chợ thị trấn hiện có, bổ sung bến xe, chợ đầu mối tại phía
Đông Bắc suối Bùa.
d) Khu trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo: Chỉnh trang trung tâm y tế; các trường THPT, THCS, Tiểu học và trường mầm non được chỉnh trang tại vị trí hiện có.
e) Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp: Quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Gia Phù về hướng Tây Bắc, vị trí đã có.
g) Khu cây xanh, công viên gồm: Công viên đô thị ở phía Tây giáp suối Bùa và sân thể thao; Vườn hoa trung tâm gắn với trung tâm văn hóa thể thao; Vườn hoa trung tâm khu ở mới phía Đông; hành lang cây xanh cảnh quan ven suối Bùa, suối Chát.
h) Khu ở theo các mô hình phù hợp bao gồm: Quy hoạch khu đất ở đô thị mới ở phía Tây đường quốc lộ 37 và phía Bắc suối Bùa và một phần phía Đông chợ Gia Phù; các khu ở hiện hữu được chỉnh trang đảm bảo cho phát triển đô thị.
i) Khu dự trữ phát triển đô thị cho giai đoạn sau được xác định tập trung
tại khu vực hạ lưu suối Bùa, phía Đông của đô thị.
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Quy hoạch du lịch Sơn La
Cao nguyên Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Hồ thủy điện Sơn La một phong cảnh sơn thủy hữu tình có tiềm năng lớn phát triển du lịch. Sơn La còn là miền đất có nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc; ẩm thực dân tộc phong phú, hấp dẫn. Nhiều di tích, nổi bật: Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Đền vua Lê Thái Tông (Thành phố); Tháp cổ Mường Và (Sốp Cộp), Hang A phủ (Bắc Yên); hang Dơi (Mộc Châu), Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào, Linh sơn thủy từ – Đền thờ nàng Han (Quỳnh Nhai). Công trình Thủy điện Sơn La lớn nhất đông nam Á, cầu Pá Uôn có trụ cột cao nhất Việt Nam, Quảng trường Tây Bắc… Đây là những tiềm năng để tạo nên những nét đặc sắc riêng của du lịch Sơn La.
Những thông tin cơ bản trên hy vọng đã cho bạn những hình dung cụ thể và rõ nét hơn về kế hoạch và bản đồ quy hoạch tỉnh Sơn La. Hãy theo dõi giaanproperty.vn để luôn cập nhật những tin tức nhà đất và bất động sản mới hữu ích nhất nhé!