Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long đã được UBND tỉnh đưa ra dự theo những thông tin chỉ đạo từ chính phủ. Dự kiến sau quy hoạch tỉnh Vĩnh Long sẽ trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời có sự phát triển toàn diện, bền vững giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết về quy hoạch tỉnh Vĩnh Long trong nội dung dưới đây.

Tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thông tin tổng quan về tỉnh Vĩnh Long

Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có vị trí gần với TP Hồ Chí Minh nên cũng nhận được nhiều sự quan tâm phát triển của cơ quan chức năng. Tỉnh Vĩnh Long cũng đã và đang có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong những năm gần đây.

Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm giữa 02 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bến Tre.
  • Phía Đông Nam tiếp giáp tỉnh Trà Vinh.
  • Phía Tây tiếp giáp tỉnh Cần Thơ.
  • Phía Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp.
  • Phía Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Tiền Giang.
  • Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.

Đơn vị hành chính và dân số

Tỉnh Vĩnh Long có đặc điểm về đơn vị hành chính và dân số như sau:

Đơn vị hành chính

Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Vĩnh Long có diện tích là 1.525,73 km2 gồm: 08 đơn vị cấp huyện và 107 đơn vị cấp xã. Trong đó có 01 thành phố; 01 thị xã; 06 huyện; 87 xã; 14 phường; 06 thị trấn.

Tổng quan đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long:

Ðơn vị hành chính cấp Huyện

Thành phố
Vĩnh Long
Thị xã
Bình Minh
Huyện
Bình Tân
Huyện
Long Hồ
Huyện
Mang Thít
Huyện
Tam Bình
Huyện
Trà Ôn

Huyện
Vũng Liêm

Diện tích (km²)

48,0193,62152,89196,59160290,59267,51309,73

Số đơn vị hành chính

11 phường3 phường, 5 xã1 thị trấn, 9 xã1 thị trấn, 14 xã1 thị trấn, 11 xã1 thị trấn, 16 xã1 thị trấn, 13 xã

1 thị trấn, 19 xã

Năm thành lập2009201220071977198119161981

1908

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

Dân số tỉnh Vĩnh Long

Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Vĩnh Long có số lượng dân cư như sau:

  • Tổng dân cư: 1.022.619 người (Nam: 503.788 người; Nữ: 518.831 người)
  • Mật độ dân số: 670 người/km2.

Dân số của tỉnh Vĩnh Long tương đối cao, xếp thứ 10/13 các tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Vĩnh Long là địa bàn sinh sống của 20 dân tộc trong đó chiếm số lượng lớn nhất là người Kinh, người Khmer và người Hoa.

Tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Long

Nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long đang trên đà phát triển với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm đạt tỉ lệ dương. Vì có vị trí gần với TP Hồ Chí Minh nên tỉnh Vĩnh Long cũng nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền cũng như các nhà đầu tư. Tính đến năm 2020, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 4,6%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt 54,3 triệu, tăng 16,5 triệu đồng so năm 2015. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch chậm nhưng đúng hướng, cụ thể: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,9% GRDP; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 19,6% và dịch vụ chiếm 44,5%. Toàn tỉnh đang phấn đấu trong giai đoạn sắp tới sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể hơn và vươn lên trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long đã được thông tin cụ thể trong quyết định số 378/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long vào ngày 28/02/2018. Theo đó, các nội dung quy hoạch được chú trọng đầu tư, phát triển và xây dựng gồm:

Mục tiêu quy hoạch

  • Đảm bảo quy hoạch phù hợp với định hướng tại đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Trở thành tỉnh phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế vùng và kinh tế đất nước.
  • Đẩy mạnh phát triển các mặt văn hóa, xã hội để kịp tiến độ chung của cả nước.
  • Giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.
  • Đến năm 2030, trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển toàn diện các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
  • Hướng đến năm 2050 tỉnh Vĩnh Long sẽ trở thành trung tâm dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp công nghệ cao phát triển cân bằng và bền vững.
Vĩnh Long hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nổi bật của vùng
Vĩnh Long hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nổi bật của vùng

Thông tin quy hoạch về định hướng phát triển không gian vùng

Theo trong quyết định số 378/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long sẽ xây dựng theo định hướng phát triển không gian vùng như sau:

Định hướng về không gian vùng

Theo quyết định, tỉnh Vĩnh Long sẽ phát triển không gian vùng theo những định hướng cụ thể:

Cấu trúc lưu thông

Phát triển các trục hành lang kinh tế đô thị:

  • Trục dọc bao gồm: Trục hành lang Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc; Trục dọc đường tỉnh 909 (nối từ đường 909 đến đường 907 và kết thúc tại Quốc lộ 54).
  • Trục ngang bao gồm: Trục ngang Quốc lộ 80, Quốc lộ 57, Quốc lộ 53, đường tỉnh 905, đường tỉnh 907.
Định hướng không gian các vùng đô thị – công nghiệp tập trung

Theo đề án quy hoạch, tỉnh Vĩnh Long sẽ phát triển theo 03 không gian vùng chính:

Không gian vùng đô thị
  • Phát triển không gian đô thị trung tâm: Vùng đô thị TP Vĩnh Long – đô thị trung tâm; đô thị Long Hồ và đô thị Phú Quới là đô thị động lực của vùng.
  • Vùng đô thị phía Tây: Vùng đô thị Bình Minh – đô thị trung tâm; đô thị Trà Ôn và đô thị Tân Quới là đô thị động lực phía Tây.
  • Vùng đô thị phía Đông: Vùng đô thị Vũng Liêm – đô thị trung tâm; đô thị Quới An và đô thị Cái Nhum là đô thị động lực phía Đông.
Không gian vùng công nghiệp tập trung
  • Vùng công nghiệp sạch, đa ngành: Tập trung tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ. Nơi đây sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo máy,…
  • Vùng công nghiệp cảng tập trung tại thị xã Bình Minh, huyện Bình Tân. Nơi đây sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp cảng, công nghiệp cơ khí sửa chữa, thủy hải sản, dịch vụ kho vận, công nghiệp chế biến nông sản.
  • Vùng công nghiệp cảng tập trung tại huyện Vũng Liêm, huyện Mang Thít, huyện Trà Ôn. Nơi đây sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp sinh học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí nông thôn, các cùng tiểu thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Định hướng không gian vùng cảnh quan, khu du lịch sinh thái
  • Phát triển hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít, sông Cổ Chiên và hệ thống các kênh rạch khác nhằm nâng cao vai trò vận tải, cấp nước, thoát nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
  • Phát triển các vùng du lịch cảnh quan ven sông, kênh, rạch, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, vùng trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy hải sản,…
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long

Phân bổ vùng chức năng

Theo quyết định, tỉnh Vĩnh Long sẽ được phân chia thành các vùng phát triển kinh tế sau:

  • Vùng trung tâm (vùng 1): Bao gồm TP Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít với hạt nhân là đô thị TP Vĩnh Long. Nơi đây sẽ tập trung phát triển thành trung tâm đô thị, trung tâm công nghiệp, trung tâm giáo dục – đào tạo, trung tâm du lịch, giải trí chất lượng cao; bên cạnh đó sẽ hình thành thêm vùng chuyên canh sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái.
  • Vùng đối trọng phía Tây (vùng II): Bao gồm thị xã Bình Minh, huyện Tam Bình, huyện Bình Tân với hạt nhân là đô thị Bình Minh. Nơi đây sẽ tập trung phát triển đô thị, công nghiệp tập trung (đa ngành, chuyên ngành, công nghiệp cảng và dịch vụ kho vận), thương mại, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao.
  • Vùng đối trọng phía Đông (vùng III): Bao gồm huyện Vũng Liêm, huyện Trà Ôn với hạt nhân là đô thị Vũng Liêm. Nơi đây sẽ tập trung phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thương mại cấp tiểu vùng, du lịch sinh thái, phát triển cụm công nghiệp công nghệ cao và cảng.

Thông tin quy hoạch giao thông trong địa bàn tỉnh

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Long
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Long

Để tạo điều kiện giúp các đề án quy hoạch được thực hiện, tỉnh Vĩnh Long đã đề ra các kế hoạch quy hoạch giao thông trong địa bàn tỉnh như sau:

Giao thông đường bộ

  • Nâng cấp, cải tạo và xây mới các hệ thống đường giao thông, bao gồm: Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Quốc lộ 1, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57, Quốc lộ 80,…
  • Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường huyện hiện có.
  • Xây mới các tuyến đường kết nối giữa các huyện, thị xã, thành phố.

Giao thông đường sắt

  • Cải tạo, xây mới hệ thống tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ với tổng chiều dài 191 km.
  • Cải tạo hệ thống sân ga nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Giao thông đường thủy

  • Tiến hành nạo vét, bảo dưỡng các luồng tàu chạy, duy trì mực nước tỉnh không thông thuyền.
  • Nâng cấp các tuyến sông, kênh chính để nâng cao hơn khả năng khai thác, vận tải liên hoàn giữa các tỉnh, thành trong khu vực.
  • Trang bị thêm nhiều phao tín hiệu, cải thiện chất lượng dịch vụ, hệ thống hậu cần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vận tải đường thủy.

Giao thông công cộng và các công trình phục vụ giao thông

  • Xây dựng và phát triển các tuyến xe buýt liên tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang.
  • Tổ chức các tuyến xe buýt nội tỉnh từ TP Vĩnh Long đến các trung tâm huyện, thị xã khác nằm trên trục đường chính.
  • Xây thêm các bến xe mới như bến xe khách tỉnh, bến xe Tạm Bình, bến xe Bình Minh, bến xe Bình Tân,…Nâng cấp các điểm đỗ, đón, trả khách.
  • Xây mới 02 bãi đậu xe cao cấp gồm bãi đậu xe phường 1 và bãi đậu xe phường 8 tại TP Vĩnh Long.

Trên đây là thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Để tìm hiểu chi tiết thông tin quy hoạch của các huyện trong tỉnh hoặc các địa phương khác, bạn hãy truy cập website: https://www.giaanproperty.vn/. Công ty TNHH Công nghệ & Bất động sản GIA AN là địa chỉ cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác nhất cho các nhà đầu tư và khách hàng.