Rất nhiều khách hàng, người dân quan tâm về bản đồ quy hoạch TPHCM để có thể nắm được những thông tin quan trọng như vị trí địa lý, định hướng phát triển. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về quy hoạch TPHCM cập nhật đến năm 2025 nhé!
Tổng quan về TP HCM (diện tích, dân số, đơn vị hành chính)
Thành phố Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với tên gọi khác là Sài Gòn. Đây là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số, quy mô đô thị hóa. Chưa hết, TPHCM còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của nước ta. TPHCM là thành phố trực thuộc trung ương với nền kinh tế phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Dưới đây là một vài thông tin về TPHCM bạn cần nắm!
Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông với vị trí địa lý thuận lợi khi tiếp giáp:
- Tỉnh Bình Dương ở phía Bắc
- Tỉnh Long An, Tây Ninh ở phía Tây
- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai ở phía Đông
- Tỉnh Tiền Giang ở phía Nam
TPHCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình TPHCM thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình cao nhất thuộc khu vực TP Thủ Đức, vùng trũng nằm phía Nam – Tây Nam và Đông Nam của thành phố.
Đơn vị hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Cụ thể đó là: Thành phố Thủ Đức, các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh.
Dân số
TPHCM hiện đạt hơn 9 triệu người. Đây là thành phố có số đông nhất cả nước. Với sự phát triển về kinh tế, các lĩnh vực khác, dân số tại TPHCM ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm dân số TPHCM tăng khoảng 200.000 người, cứ mỗi 5 năm khoảng 1 triệu người. Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,28%.
Quy mô, tính chất lập quy hoạch TPHCM
Quy mô lập quy hoạch TPHCM gồm toàn bộ ranh giới hành chính của Hồ Chí Minh với tổng diện tích 2.095 km2.
Tính chất lập quy hoạch
Là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và là thành phố có vị trí chính trị vô cùng quan trọng. TPHCM cũng là đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu phát triển
Theo đề án quy hoạch TPHCM, xây dựng thành phố phát triển hướng bền vững, hài hòa. Vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng theo hướng liên kết vùng. Từ đó giúp TPHCM trở nên ngày càng văn minh, hiện đại, trở thành trung tâm CN, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Thông tin bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025
Sau khi nắm được những thông tin tổng quan về TPHCM như vị trí địa lý, dân số, đơn vị hành chính thì chắc chắn điều bạn đang quan tâm tiếp theo đó là bản đồ quy hoạch TPHCM.
Bản đồ quy hoạch TPHCM về phát triển không gian
Theo quy hoạch, khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các hướng phát triển đó là:
- Hướng chính phía Đông: Hành lang phát triển là tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, dọc tuyến xa lộ Hà Nội, phát triển các khu đô thị mới với mật độ xây dựng cao, đồng bộ hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị
- Hương chính phía Nam: Tuyến Nguyễn Hữu Thọ, điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt với nhiều sông rạch, tiềm năng phát triển quỹ đất đô thị cùng điều kiện phát triển hạ tầng lớn. Tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh về đặc thù sông nước, mật độ xây dựng thấp, đảm bảo phục vụ cho mục tiêu thoát nước của thành phố
- Hướng phụ phía Tây – Bắc: hành lang phát triển là tuyến QL22 (xa lộ Xuyên Á). Đây là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giúp phát triển các khu đô thị mới, hiện đại và đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Hướng phụ phía Tây – Tây Nam: hành lang phát triển là tuyến đường Nguyễn Văn Linh. Khu vực này có điều kiện địa chất thủy văn không mấy thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng sẽ có giới hạn. Cần tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của thành phố.
Thông tin quy hoạch phân vùng phát triển tại TPHCM
- Vùng phát triển đô thị tại TPHCM gồm 13 quận nội thành hiện hữu, 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển
- Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới, các huyện như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
- Các vùng sinh thái, du lịch, phát triển dọc theo các sông như Nhà Bè, Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ…
- Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái, phát triển tại các huyện như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ. Các khu dân cư nông thôn phát triển tại các xã như:
- Bình Mỹ, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, Trung An, Phú Mỹ Hưng, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, An Phú, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức thuộc huyện Củ Chi
- xã Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Đông Thạnh, Nhị Bình, Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông thuộc huyện Hóc Môn
- xã Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Quy Đức, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Tân Quy Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh
- phía Tây xã Phước Lộc và Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ
- Vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, gồm có vùng bảo tồn, phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại Củ Chi, Bình Chánh.
Bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 về sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch giao thông TPHCM
Giao thông đối ngoại
Đường bộ: Trục giao thông được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. Bao gồm:
- 3 đường vành đai
- Các trục hướng tâm đối ngoại
- Trục thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu
- Trục TPHCM – Long Thành – Dầu Giây
- Trục TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
- Trục quốc lộ 1K – Bình Phước
- Trục TPHCM – Mộc Bài
- Trục cao tốc TPHCM – Trung Lương – Cần Thơ
- Trục quốc lộ 1 phía Tây, trục TPHCM – Long An
- Trục TPHCM – Gò Công
Đường sắt quốc gia: tập trung cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt thống nhất, khu vực TPHCM – Trảng Bom – Bình Triệu. Xây dựng tuyến tránh Biên Hòa về phía Nam xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao Bình Triệu – Hòa Hưng – Tân Kiên; xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đi Biên Hòa, Lộc Ninh; tuyến đường sắt đôi điện khí hóa cao tốc TPHCM – Nha Trang, kết nối tại ga Thủ Thiêm dự kiến. Xây dựng mới tuyến đường sắt chuyên dụng từ đường sắt quốc gia tới cảng cát Lái, Hiệp Phước. Có tổng cộng 6 tuyến với tổng chiều dài 226km
Đường thủy: Cải tạo, nạo vét, đảm bảo lưu thông cho hai luồng sông là sông Lòng Tàu, Soài Rạp ra biển. Bốn luồng sông đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, luồng đi Bến Súc. Các cảng biển phải di dời đó là: Tân Cảng, Ba Sơn, Nhà Rồng, Khánh Hội thuộc cảng Sài Gòn, Tân Thuận Đông, Rau quả, cảng Bến Nghé. Đầu tư xây dựng và phát triển khu cảng Cát Lái, Hiệp Phước.
Đường hàng không: Cảng quốc tế Tân Sơn Nhất trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực, thế giới. Tập trung cải tạo và nâng công suất lên đến 20 triệu hành khách/năm. Phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay để có thể tiếp nhận máy bay hiện đại 24/24. Đầu tư xây dựng sân bay Long Thành công suất lên đến 100 triệu khách/năm.
Giao thông đối ngoại
Đường đô thị
Các quận nội thành cũ các trục giao thông giữ nguyên mặt cắt ngang hiện hữu, chỉ cải tạo và nâng cấp mặt đường, đảm bảo lưu thông cho các phương tiện
Tại các khu đô thị mới, quận mới, huyện ngoại thành thì cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế mặt cắt khi xây dựng theo cấp, loại đường đô thị.
Đường sắt đô thị
Kết hợp sử dụng các tuyến đường sắt quốc gia, cho chạy tàu ngoại ô và xây dựng 2 tuyến đường sắt nhẹ: Trảng Bàng – Tân Thới Hiệp, kết nối tại ga Tân Thới Hiệp, tuyến Thủ Thiêm – Nhơn Trạch – cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối tại ga Thủ Thiêm.
Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị chở khối lượng lớn với 06 tuyến, tổng chiều dài 120km và 07 khu ga kỹ thuật. Xây dựng 03 tuyến đường sắt đô thị loại hình khác nhau như: xe điện chạy trên mặt đất, đường sắt ray tự động, tổng chiều dài 35km.
Đường thủy: Cải tạo, nạo vét đảm bảo lưu thông cho hai tuyến vành đai thủy đạt tiêu chuẩn kênh sông cấp IV, V. Xây dựng cảng sông, cảng hàng hóa, cảng Phú Định tại quận 8, Nhơn Đức Nhà Bè, cảng hành khách quận 4, quận 7.
Bản đồ quy hoạch các quận huyện TPHCM
Quy Hoạch Thành Phố Thủ Đức
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 1
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 3
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 7
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 11
Thông tin, bản đồ quy hoạch Bình Thạnh
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh
Thông tin, bản đồ quy hoạch Nhà Bè
Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch TPHCM đầy đủ, chi tiết nhất mà bạn cần nắm. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác lựa chọn, đầu tư bất động sản tại thị trường TPHCM. Ngoài ra, tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch cũng giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.