Dự Án Đường Vành Đai 4 TPHCM với tổng chiều dài là 197,6km, đi qua 5 tỉnh, thành phố là: TP Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1698/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chi tiết ngày 28-9-2011, quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị và mặt cắt ngang từ 6-8 làn xe với tốc độ 60-80 km/giờ. Tổng mức đầu tư của dự án chưa bao gồm lãi vay là khoảng 7.075 tỷ đồng, riêng phần vốn Nhà nước tham gia rơi vào 2.600 tỷ đồng.
Tổng quan thông tin về dự án đường Vành Đai 4
Tổng quy hoạch của tuyến đường Vành Đai 4 đi qua địa giới hành chính 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố bao gồm:
- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (gồm 01 huyện): là huyện Tân Thành.
- Tỉnh Đồng Nai (gồm 03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom và Vĩnh Cửu.
- Tỉnh Bình Dương (gồm 02 huyện): các huyện Tân Uyên và Bến Cát.
- TP HCM (gồm 02 huyện): các huyện Củ Chi và Nhà Bè.
- Tỉnh Long An (gồm 04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc.
Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng các tuyến đường theo quy hoạch là khoảng 2.061 ha, trong đó diện tích đất chiếm dụng trên mỗi địa phương khác nhau dự kiến như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu là khoảng 184 ha; Đồng Nai là khoảng 273 ha, thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 452 ha; Bình Dương khoảng là 441 ha và Long An là khoảng 711 ha.
Mục đích dự án đường Vành Đai 4
Sau khi được hình thành, tuyến đường Vành Đai 4 TP Hồ Chí Minh 2020 có vai trò là tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhằm giảm tải và hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường nội đô TP.HCM.
Ngoài ra, tuyến đường còn tạo điều kiện thuận lợi để kết nối với các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các khu vực miền Đông nam bộ, khu cảng Hiệp Phước và cảng Long An từ đó góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển dịch vụ cảng.
Quy hoạch đường Vành Đai 4 TP.HCM
Lộ trình Đường Vành Đai 4 với tổng chiều dài là khoảng 197,6km, gồm có 5 đoạn:
Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành Đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)
Bắt đầu tại điểm giao giữa đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (tại khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về phía sân bay quốc tế Long Thành và điểm kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).
Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương)
Bắt đầu ở tại QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc ở tại quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương).
Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM)
Điểm bắt đầu tại QL1 (đường Vành Đai 4 Bến Cát – Tân Uyên, Bình Dương), vượt qua sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc ở quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.
Đường Vành Đai 4 mang ý nghĩa rất to lớn với sự phát triển hạ tầng, giải phóng tình trạng giao thông và phát triển kinh tế của khu vực tỉnh Bình Dương. Có khả năng kết nối giữa 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam là: Vũng Tàu – Đồng Nai – TP.HCM – Bình Dương – Long An. Do nằm ở giữa 4 tỉnh còn lại cho nên Bình Dương sẽ trở thành nơi trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây và vùng Đông Nam Bộ.
Đoạn 4: QL22 (Đường Vành Đai 4 Củ Chi) – cao tốc TP.HCM (Đường Vành Đai 4 Bến Lức – Long An)
Bắt đầu ở tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi song song với ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa và đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, đi qua thị trấn Bến Lức, điểm giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.
Đoạn 5: Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM
Bắt đầu tại quốc lộ 1A ở Khu công nghiệp Long Hiệp, giao cắt với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối là nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.
Quy hoạch tuyến đường Vành Đai 4 qua địa giới hành chính của 12 huyện của 5 tỉnh, thành phố là: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có 1 huyện): đó là huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (có 3 huyện): các huyện gồm Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom; Tỉnh Bình Dương (có 2 huyện) các huyện gồm Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (có 2 huyện): các huyện là Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (có 4 huyện): các huyện gồm Đức Hòa, Cần Đước, Bến Lức, Cần Giuộc.
Tiến độ thi công của đường Vành Đai 4 tphcm
Hiện tại thì dự án Vành Đai 4 mới chỉ có đoạn 5 là (Bến Lức – Long An đến cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM) là đã được Bộ cho phép thành lập dự án đầu tư, còn lại bốn đoạn vẫn chưa có nguồn vốn nên hiện chưa triển khai các bước tiếp theo.
Tuy nhiên, vừa qua thì Tổng công ty Đầu tư phát triển, quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long đã vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và báo cáo nghiên cứu tính khả thi Dự án thành phần qua đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc đường Vành Đai 4, TP Hồ Chí Minh.
Theo đó, tuyến đường đã được đề xuất đầu tư theo hình thức là PPP có tổng chiều dài khoảng 35,8 km đi qua các huyện gồm Cần Đước, Bến Lức, Cần Giuộc (Long An); Nhà Bè (thuộc Tp.HCM) với điểm đầu là (Km0) tại nút giao Bến Lức (giữa đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương và đường tỉnh 830) thuộc địa phận của thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. Điểm cuối (Km 35 + 800) kết nối giữa đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch ở cảng – công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Tuyến đường sẽ được quy hoạch tuân theo tiêu chuẩn đường cao tốc, với quy mô 8 làn xe, rộng khoảng 74,5 m. Để đảm bảo được hiệu quả đầu tư và tính khả thi tài chính, dự án được phân kỳ theo 2 giai đoạn, trong đó thì giai đoạn 1 có quy mô là 4 làn xe, tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay rơi vào 7.075 tỷ đồng, phần vốn mà Nhà nước tham gia là khoảng 2.600 tỷ đồng. Với mức phí khởi điểm 2.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Dự án có thể được hoàn vốn trong vòng 19 năm 7 tháng.
Nếu như được thông qua chủ trương đầu tư, dự án sẽ tiến hành khởi công vào quý III/2020 và được hoàn thành vào quý I/2023.
Lợi ích khi hoàn thành đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc đường Vành Đai 4, TP. HCM
Sau khi hình thành thì tuyến đường này có vai trò là tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông đến từ miền Tây Nam bộ, giảm tải và hạn chế về tình trạng bị ùn tắc giao thông trên những tuyến đường nội đô TP HCM.
Ngoài ra, tuyến đường cũng tạo điều kiện rất thuận lợi để kết nối với các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, điểm kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền Đông nam bộ, khu cảng Hiệp Phước và cảng Long An góp phần thúc đẩy lượng lưu thông hàng hóa và tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Tiết kiệm được thời gian, chi phí: Nhờ có sự xuất hiện của đường Vành Đai 4 quãng đường lưu thông đến với các khu vực nội bộ Bình Dương, Long An, TP.HCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành được rút ngắn.
Hòa nhập Quốc tế đó chính là mục tiêu chiến lược mà đường Vành Đai 4 đáp ứng, do tuyến đường này sẽ kết nối thẳng với cảng Cát Lái, sân bay Long Thành lại là điểm trung tâm trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Nam.
Vành Đai 4 là một tuyến đường có quy mô cấp Quốc gia. Khi được đi vào hoạt động, các dịch vụ ăn theo cũng sẽ phát triển rất rầm rộ tạo thành một dải đất sầm uất và náo nhiệt nối liền với TP HCM. Sự phát triển nhà cửa và kinh tế ở khu vực hai bên đường của Vành Đai 4 kéo theo tác động về kinh tế ở vùng phụ cận. Nhờ vậy mà không chỉ mặt tiền được hưởng lợi, các vùng nằm sâu phía bên trong cũng được nhờ.
Kích thích giá trị của bất động sản là diễn biến chắc chắn sẽ được xảy ra. Điều này là hoàn toàn có lợi cho thời cuộc bởi vì nơi nào có giá trị bất động sản cao chứng tỏ rằng nơi đó có tiềm năng phát triển.