Mẫu biên bản hòa giải là một trong những tài liệu thường xuyên được các khách hàng tìm kiếm hoặc nhờ Gia An Property tư vấn soạn thảo. Tranh chấp và hòa giải là những vấn đề thường xuyên xảy ra khi một sự việc có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của con người. Chính vì vậy các thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp, thực hiện hòa giải luôn được rất nhiều người quan tâm. Trong số những vấn đề nhiều người tìm kiếm nhất đó chính là mẫu biên bản hòa giải. Vậy mẫu biên bản mới nhất như thế nào, cách soạn thảo đúng ra sao? Hãy tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé!

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Mẫu biên bản hòa giải được các khách hàng liên tục tìm kiếm, tải về tại Gia An Property.

Hòa giải là hành động như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về mẫu biên bản hòa giải, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của sự việc này ra sao, từ đó hiểu được và ghi nhớ hơn các điều khoản trong đó. Hòa giải là phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp với sự tham gia và giúp đỡ của bên thứ ba trung lập, làm trung gian. Thực hiện hòa giải nhằm giúp các bên xảy ra tranh chấp tự nguyện thỏa thuận để giải quyết những bất đồng và đạt được sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội trên cơ sở tự nguyên thực hiện những thỏa thuận đó.

Sau khi thực hiện hòa giải, đôi bên đã đồng thuận với nhau thì những ý kiến và kết quả được thỏa thuận sẽ lập thành biên bản được gọi là biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phải được thực hiện theo đúng mẫu quy định của pháp luật và có sự tham gia ký kết của 02 bên tranh chấp cùng bên thứ 03 trung lập thì mới được công nhận. Khi biên bản đã được lập và nhận quyết định công nhận của pháp luật thì những bên tranh chấp phải tuân thủ thực hiện nghiêm mà không có quyền kháng cáo. Lúc này, thực hiện những thỏa thuận đã chốt lại trong biên bản là nghĩa vụ của đôi bên.

Một số hình thức hòa giải thường gặp

Hòa giải là biện pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó chủ yếu là các hình thức sau:

Hòa giải về vấn đề tranh chấp đất đai

Có thể nói, mẫu biên bản hòa giải trong việc tranh chấp đất đai rất thông dụng và được tải về sử dụng rộng rãi. Đây cũng là vấn đề tranh chấp sử dụng biên bản hòa giải nhiều nhất trong số các hình thức hòa giải. Hòa giải trong tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có xảy ra tranh chấp. Thủ tục, trình tự, thẩm quyền về việc thực hiện hòa giải sẽ được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013.

Cụ thể tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo QĐ 2022?

Trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai, hòa giải là bước đầu tiên chắc chắn phải thực hiện.

Hòa giải trong các vấn đề về tố tụng dân sự

Hòa giải trong tố tụng dân sự được thực hiện tại Tòa án và đây là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động, trừ một số trường hợp không tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện hòa giải, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Nếu sau khoảng 07 ngày kể từ ngày biên bản được lập mà các bên không có sự thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ thực hiện công nhân sự thỏa thuận này. Quyết định hòa giải này sẽ có hiệu lực ngay sau khi được ban hành.

Hòa giải trong tố tụng trọng tài

Hòa giải trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp có thể tự thương lượng, tự hòa giải hoặc đưa ra đề nghị giúp trọng tài thực hiện hòa giải. Ngoài ra, trọng tài có thể tự chủ động thực hiện hòa giải cho các bên. Nếu sau khi hòa giải tranh chấp được giải quyết thì trọng tài viên sẽ xác nhận kết quả thỏa thuận bằng biên bản hòa giải thành. Biên bản này sẽ có giá trị như quyết định của trọng tài và các bên không được kháng cáo.

Hòa giải trong tranh chấp lao động

Khi có sự tranh chấp lao động thì người lao động sẽ thực hiện hòa giải dưới sự chủ trì của Hội đồng trọng tài lao động hoặc hòa giải viên lao động của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các vấn đề hòa giải trong lao động thường áp dụng gồm tranh chấp về quyền, lợi ích giữa bên lao động và bên sử dụng lao động. Thẩm quyền và trình tự thực hiện hòa giải được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động.

Hòa giải mâu thuẫn nội bộ

Hòa giải ở cơ sở là việc thực hiện hòa giải trong các cộng đồng nhỏ hoặc khu vực nội bộ. Để thực hiện hòa giải ở cơ sở thì các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận, giải quyết với nhau thông qua sự hướng dẫn của hòa giải viên. Hoạt động hòa giải này thường được khuyến khích sử dụng để phát huy tình cảm và những đạo lý truyền thống của dân tộc, tránh sự ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. Đây là hình thức nhỏ nên tùy trường hợp có thể sử dụng biên bản hoặc không.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cập nhật mới nhất 2022

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất và hướng dẫn soạn thảo phần nội dung được ghi cụ thể dưới đây:

UỶ BAN NHÂN DÂN                                                                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xà …….                                                                                                                                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày ……….của ông (bà) ………………………………Địa chỉ ……….…………………

Hôm nay, ….giờ…….ngày……tháng…….năm..…, tại………, thành phần gồm có:

1. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) …………………..………………………….Chủ tịchx Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)……………………………………………….chức vụ…………..………

– Ông (bà)……………………………………………….chức vụ…………..………

2. Bên có đơn tranh chấp:

– Ông (bà)…………………..chức vụ…………., đơn vị……………(nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………..Số CMND………………….………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………..………….

3. Người bị tranh chấp đất đai: .

– Ông (bà)…………………chức vụ………..…,đơn vị…………… (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………Số CMND……………………..………..

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ……………………….…………………

4. Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

– Ông (bà)…………………chức vụ………….…, đơn vị………… (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………Số CMND…………………..…………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………………………..

Nội dung:

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hòa giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

–  Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);

+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);

+ Ý kiến của người có liên quan;

+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hòa giải.

– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hòa giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tham gia hòa giải thỏa thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;

+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành ….… giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND ….. một bản.

Người chủ trì                                                                                                                                           Người ghi biên bản

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)                                                                                                                        (ký, ghi rõ họ tên)

 

Các bên tranh chấp đất đai                                                                                                 Các thành viên Hội đồng hòa giải

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                                                                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Các bên có liên quan

 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2022

Một mẫu biên bản hòa giải về vấn đề tranh chấp đất đai cho các khách hàng tham khảo.

Mẫu biên bản hòa giải có hiệu lực pháp lý ra sao?

Trên thực tế, trong quy định của pháp luật cũng không có một văn bản nào quy định cụ thể về hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải tranh chấp. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai chỉ là một văn bản tiền tố tụng được thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, huyện,…. Sau khi thực hiện hòa giải các bên đều có quyền được khởi kiện nếu thấy kết quả hòa giải chưa thỏa đáng hoặc trong quá trình thực hiện hòa giải có phát sinh thêm các sự việc khác. Do vậy, nếu không đạt được thỏa thuận hợp lý thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật mà không bị ràng buộc hay ảnh hưởng bởi biên bản hòa giải đã được lập.

Bài viết trên đã tóm tắt cho các khách hàng các mẫu biên bản hòa giải cũng như các hiệu lực pháp lý của chúng trên thực tế. Để được tư vấn các thông tin về bất động sản và nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, các khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi thông qua phần mô tả ngay bên dưới nhé!im

Xem thêm: