Quy hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội) được khởi công xây dựng từ gần 2 chục năm trước với vai trò trở thành tuyến đường trọng điểm của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, tuyến đường này vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa thể hoàn thiệu do nhiều lý do khách quen. Hãy cùng Gia An tìm hiểu những thông tin mới nhất về dự án này nhé!
Thông tin chi tiết tuyến đường Vành đai 2.5
Đường vành đai 2.5 thuộc dự án Vành đai 2.5 tại Hà Nội với quy mô ước tính vào khoảng 30km. Điểm đầu của cung đường này được xác định tại khu đô thị Tây Hồ Tây và được thiết kế chia thành 3 đoạn lớn. Đường Vành đai 2.5 sẽ đi qua lần lượt các cung đường Nguyễn Văn Huyên, sau đó đến Dương Đình Nghệ, tiếp đến Trung Kính, đến Hoàng Đạo Thúy và lần lượt đến Khu đô thị Khương Đình – Định Công và Kim Đồng – Tân Mai. Điểm cuối cùng kết thúc tuyến đường này là Đền Lừ.
Do Quy hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội) được xác định là một trong những công trình quan trọng của thành phố nên mức vốn đầu tư cũng khá lớn, ở mức 1300 tỷ đồng. Năm 2002, đường Vành đai 2.5 bắt đầu được khởi công và dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành giai đoạn 1.
Quy hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội) chi tiết
Như đã giới thiệu ở trên, tuyến đường Vành đai 2.5 tại Hà Nội có chiều dài 30km với chiều rộng mặt đường lên tới 40m. Chiều rộng mặt đường được chia thành 2 lòng đường và 4 làn xe chạy. Vỉa hè của tuyến đường này cũng được nới rộng ra đến 7,5m. Theo quy hoạch, vành đai 2.5 sẽ được chia thành 3 giai đoạn để từng bước xây dựng.
- Giai đoạn 1 là khu vực bắt đầu từ Vĩnh Tuy, qua Tân Mai đến Kim Đồng cùng với Khu đô thị mới Định Công
- Giai đoạn 2 là mở rộng tuyến đường từ Hoàng Đạo Thúy cho đến Khu đô thị Tây Hồ Tây
- Giai đoạn 3 sẽ là khu vực kéo dài từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị mới Định Công.
Tuyến đường vành đai 2.5 được quy hoạch song song với 2 cung đường vành đai khác là 2 và 3. Các tuyến đường này đều đi qua những điểm giao thông trọng điểm của Thành phố Hà Nội, hứa hẹn mang đến hệ thống giao thông khoa học hơn.
Ngoài ra, nằm tại nút giao nhau giữa vành đai 2,5 với đường Giải Phóng trên Quốc lộ 1A cũ, tại quận Hoàng Mai, dự án xây dựng hầm chui cũng được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt vào năm 2019. Hầm chui của Vành đai 2,5 nối đường Đầm Hồng – Giáp Bát với đường Kim Đồng, chui bên dưới đường Giải Phóng được đầu tư tổng vốn 671 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian 2 năm từ 2019 đến 2020.
Xem thêm Các dự án hấp dẫn Nhà đầu tư 2022:
⭐Căn hộ Happy One Linh Xuân Thủ Đức [XEM NGAY]
Tiến độ dự án đường Vành đai 2.5 mới nhất
Theo kế hoạch ban đầu, đến năm 2020, dự án Quy hoạch Vành đai 2.5 sẽ hoàn thiện xong giai đoạn 1. Tuy nhiên tại thời điểm đó, dự án vẫn còn dang dở vì gặp khá nhiều vướng mắc khi giải phóng mặt bằng. Cụ thể, công trình phải tạm dừng từ năm 2019 do có rất nhiều bất cập về mặt bằng. Theo như dự kiến, đoạn qua cầu L3 qua sông Lừ cần thu hồi khoảng 67.000 m2 để hoàn thiện xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc chính quyền phải giải phóng mặt bằng của 557 hộ dân.
Tuy nhiên việc này là vô cùng khó khăn. Bởi lẽ số lượng di dời là rất lớn, bên cạnh đó, rất nhiều loại công trình khác nhau khiến các cơ quan gặp khó khăn khi xét đền bù. Về phía người dân, nhiều người không sẵn sàng di dời do đã định cư lâu năm và không muốn thay đổi chỗ ở.
Cho đến đầu năm 2020, dự án mới chỉ thu hồi được 40.000 m2 đất, chưa tới ⅔ kế hoạch đề ra. Phần còn lại gặp nhiều khó khăn khi không đạt được tiếng nói chung giữa các cơ quan và người dân. Chính quyền quận Hoàng Mai cũng nhiều lần yêu cầu giải phóng mặt bằng dứt điểm đối với các hộ dân trong khu vực này, tuy nhiên kết quả thu được vẫn không mấy khả quan.
Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành giai đoạn 1 của Quy hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội), dự án này sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Dự kiến năm 2025, giai đoạn 2 sẽ được hoàn thành và chuyển sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3 dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Vai trò của vành đai đối với khu Nam thành phố
Tuyến đường Vành đai 2.5 nhận được nhiều sự kì vọng của người dân cũng như các cấp chính quyền nhờ vai trò quan trọng của nó. Tuyến đường này sẽ góp phần giảm tải gánh nặng giao thông cho 2 đường Vành đai 2 và 3. Nhờ đó khu vực phía Nam và Tây Nam thành phố có thể có những tín hiệu tích cực.
Cụ thể, tuyến đường đi về phía Nam thành phố nay được giảm tải gánh nặng, dễ dàng lưu thông. Lượng người dân có nhu cầu về khu vực này làm việc và sinh sống sẽ nhanh chóng tăng lên. Không chỉ vậy, khu vực này có rất nhiều các trường đại học lớn hàng đầu như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa, Đại học Xây Dựng,… cùng một loạt những trung tâm lớn của thành phố. Do đó tuyến đường này là nút thắt tháo gỡ cho tình trạng ùn tắc cực độ vào các khung giờ cao điểm của thành phố.
Đây cũng là lý do khiến cho giới chuyên môn đánh giá thị trường bất động sản tại khu vực Nam Hà Nội sẽ tăng giá nhanh chóng sau khi dự án này hoàn thiện. Tùy vào từng vị trí mà giá giao dịch có thể tăng từ 2 đến 3 lần mức giá hiện nay. Có thể thấy các tuyến vành đai khác đã được triển khai như đường vành đai 2, vành đai 3 đều khiến cho giá đất ở khu vực lân cận tăng phi mã. Do đó những đánh giá trên là có căn cứ và hoàn toàn hợp lý.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về dự án Quy hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội). Đừng quên theo dõi giaanproperty.vn để nắm bắt được những thông tin nóng bỏng về thị trường bất động sản ngay hôm nay.