Đường vành đai 2 là tuyến đường bộ nội đô khép kín của thủ đô Hà Nội, là dự án quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông trung tâm thủ đô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kết nối giao thông Hà Nội với các tỉnh thành lân cận. Vậy, việc quy hoạch vành đai 2 (Hà Nội) tiến độ đến đâu? Những vấn đề trong quy hoạch và hoàn thành dự án quan trọng này như thế nào? Hãy cùng Gia An tìm hiểu cùng bài viết sau đây.
Cập nhật thông tin dự án đường vành đai 2
Quy hoạch vành đai 2 (Hà Nội) là một trong bốn công trình giao thông vành đai có sự đầu tư ngân sách lớn nhất ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây là tuyến giao thông đường bộ nội đô trong thành phố Hà Nội với tổng chiều dài 43,6km và mức đầu tư hơn 50 nghìn tỷ đồng. Dự án chạy qua các quân huyện: Long Biên, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Đông Anh, Cầu Giấy, Thanh Xuân.
Tuyến đường Vành đai 2 (Hà Nội) là dự án quan trọng nhằm phát triển giao thông Hà Nội, giải quyết vấn đề ùn tắc, phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô
Theo chiều kim đồng hồ, đường vành đai 2 bắt đầu từ cầu Vĩnh Tuy, chạy qua các điểm chốt Đường Minh Khai, Đường Đại La, Đường Trường Chinh, Đường Láng, Điểm Cầu Giấy, Đường Bưởi, Đường Võ Chí Công, Đường Võ Nguyên Giáp, Đường Trường Sa, Đường Lý Sơn, Đường Nguyễn Văn Linh, Đường Đàm Quang Trung và khép kín ở điểm Cầu Vĩnh Tuy. Hiện nay, dự án bao gồm 3 cầu vượt, trong đó có 2 cầu vượt sông Hồng (Vĩnh Tuy, Nhật Tân) và 1 cầu vượt sông Đuống (cầu Đông Trù).
Thiết kế đường Vành Đai 2 trên cao
Tuyến đường Vành đai 2 trên cao được quy hoạch với cung đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở. Dự án có tổng vốn khoảng 9.400 tỷ đồng, đã được dự kiến hoàn thành trong năm 2020, do Vingroup làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do tình hình dịch covid-19 cực kỳ căng thẳng trong giai đoạn này, nên cũng như rất nhiều công trình khác, dự án này cũng có những thay đổi về tiến độ hoàn thành.
Đoạn tuyến vành đai 2 trên cao có tổng chiều dài khoảng 5,1 km. Đây là dự án quan trọng. Bởi, hai bên tuyến đường có mật độ dân cư cực đông đúc. Bên cạnh đó, các chung cư cao tầng với số lượng không nhỏ hiện nay đã hoàn thành ở trục đường này. Chính vì thế, dự án này là giải pháp để giải quyết vấn đề quá tải về hạ tầng giao thông cũng như chung cư dân cư hai bên đường khu vực này.
Các hạng mục công trình bao gồm: cầu chính với bề mặt 19m, cầu dẫn với bề mặt 7m, các nhánh dẫn kết nối đường bên dưới tại cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.
Tiến độ của dự án quy hoạch vành đai 2 (Hà Nội) đang thi công đến đâu?
Điểm đầu và điểm cuối của đường vành đai 2 được tính từ cầu Vĩnh Tuy. Đây là cây cầu dài 3,7km, rộng 19m, khởi công xây dựng năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Cầu Vĩnh Tuy bắc ngang sông Hồng, nối phố Minh Khai (Hai Bà Trưng) với phố Đàm Quang Trung (Long Biên).
Cầu Vĩnh Tuy là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, rút ngắn thời gian từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến trung tâm Hà Nội, đồng thời mang nhiều ý nghĩa trong kiến trúc hạ tầng đô thị.
Đường Trường Sa, Hoàng Sa, Lý Sơn là tuyến đường dài nhất trong các dự án của quy hoạch vành đai 2, với dài 13,3km. Dự án này được khởi công năm 2005 và bắt đầu hoạt động từ năm 2014.
Cầu Đông Trù là cây cầu duy nhất trên đường vành đai 2 bắc qua sông Đuống, có chiều dài 1,24km, rộng 55m, xây dựng thiết kế theo kiểu vòm ống thép. Cầu Đông Trù chính thức thông xe vào tháng 10/2014.
Đoạn Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy dài 6,4km, bắt đầu tiến hành xây dựng vào tháng 3/2012 và chính thức thông xe vào tháng 1/2016.
Năm 2016, Đường vành đai 2 Hà Nội đã tiến hành mở rộng được các đường quan trọng: đường Láng, đường Bưởi, đường Võ Chí Công, đường Võ Nguyên Giáp, đường Trường Sa, đường Lý Sơn, đường Nguyễn Văn Linh, đường Đàm Quang Trung.
Đường Võ Nguyên Giáp được coi là tuyến đường đẹp và hiện đại nhất thủ đô, có chiều dài 10,5km, chiều rộng 70 – 100m, hiện nay đã hoàn thành và giải quyết vấn đề lớn trong giao thông kết nối ngoại thành và liên tỉnh Hà Nội.
Đoạn đường vành đai 2 trên cao nối với Ngã Tư Sở có chiều dài 5,1km, chính thức khởi công vào tháng 4 năm 2018.
Năm 2019: Mở rộng xong đoạn đường Trường Chinh (nối Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng). Đồng thời, bắt đầu chiến dịch mở rộng đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Năm 2021: Cơ bản hoàn thành việc mở rộng, đồng thời tiến hành hoàn thành các tuyến đường trên cao.
Hiện nay, Sở giao thông cũng như Thành phố Hà Nội đang tập trung mở rộng đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng và đường vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở.
Hiện tại, dự án đang tiến hành triển khai hoàn thành tuyến đường trên cao. Cuối năm 2021 vừa qua, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cho phép Chủ đầu tư tuyến đường Vành đai 2 tiến hành dựng rào chắn đoạn Ngã Tư Vọng – Giải Phóng – đến nút giao Chợ Mơ – Bạch Mai (khu vực đường Trường Chinh – Đại La – Minh Khai để tiến hành việc xây dựng tuyến đường trên cao.
Đoạn đường và khu vực này trước nay luôn là một trong những điểm nghẽn giao thông tại Hà Nội. Đường vành đai 2 trên cao hoàn thành sẽ giúp hoàn chỉnh đồng bộ mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, phân luồng giao thông và giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông trong khu vực nội đô hiện nay.
Đây là khu vực có mật độ giao thông rất lớn, lưu lượng đông. Chính vì thế, cần tiến hành tổ chức phân luồng giao thông hợp lý và nhất quán tại một số điểm trên tuyến.
Đến nay, Tập đoàn VinGroup đã triển khai 7 gói thầu cho dự án quy hoạch này và dần hoàn thiện. Dự kiến trước đó, dự án sẽ được hoàn thành vào quý 2/2022.
Trên đây là những thông tin và tiến độ về dự án Quy hoạch Vành đai 2 (Hà Nội) được Gia An tổng hợp. Bạn có nhu cầu hiểu thêm thông tin về dự án vành đai 2 cũng như các tuyến đường vành đai khác trong khu vực Hà Nội, hay các vấn đề về nhà đất, bất động sản, vui lòng truy cập website giaanproperty.vn để luôn cập nhật các thông tin mới cách nhanh chóng và chính xác nhất!