Tuyến đường vành đai 4 (Hà Nội) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trong năm 2013. Quy hoạch vành đai 4 Hà Nội dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 được mong chờ giải quyết tình trạng tắc đường ở các khu vực cửa ngõ, tăng tính liên kết giữa các tỉnh, thành phố lân cận. Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu thông tin đường vành đai 4 Hà Nội thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thông tin tổng quan quy hoạch vành đai 4 Hà Nội
Quy hoạch vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ giúp giao thông di chuyển của cư dân tại khu vực thủ đô nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung thuận tiện kết nối.
- Tên dự án quy hoạch: Đường vành đai 4 Hà Nội
- Quy mô: Mặt đường rộng 90 – 135 m được phân chia thành 6 làn xe cao tốc đi qua 16 huyện, 3 con sông.
- Tổng số vốn đầu tư: 66.500 tỷ đồng
- Tổng chiều dài dự kiến: 111.2km
- Điểm đầu tuyến đường: KM3 +695 trên tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Điểm cuối tuyến đường: KM35+300 trên tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long thuộc địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 Hà Nội
Tuyến đường vành đai 4 hà Nội là một trong những quy hoạch trọng điểm của thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại Hà Nội. Dự án được thi công đi qua 16 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và vượt qua 3 con sông bao gồm sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu. Quy hoạch được kỳ vọng hoàn chỉnh mạng lưới đường trên cao tại khu vực trung tâm thành phố. Cụ thể, đường vành đai 4 được triển khai thi công chi tiết như sau:
Quy hoạch đường vành đai 4 qua Hà Nội
Tuyến đường vành đai 4 được quy hoạch với chiều dài 56.5km trên địa phận Hà Nội. Lộ trình tuyến đường như sau: KM3+695 của tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn – Khu đô thị Mê Linh, huyện Mê Linh – cầu Hồng Hà, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng – cắt tuyến đường quốc lộ 32, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức – quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông – Quốc lộ 1A, xã Văn Bình, huyện Thường Tín – cầu Mễ Sở – huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Quy hoạch đường vành đai 4 qua Hưng Yên
Tổng chiều dài tuyến đường vành đai 4 qua địa phận tỉnh Hưng Yên dài 20.3km. Lộ trình tuyến đường như sau: huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên – huyện Yên Mỹ, huyện Văn Giang, huyện Văn Lâm – quốc lộ 5 – xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Quy hoạch đường vành đai 4 qua Bắc Ninh
Đường vành đai 4 được quy hoạch với tổng chiều dài 21.2km trên địa phận tỉnh Bắc Ninh với lộ trình tuyến đường như sau: xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh – xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành – cầu Hồ, xã Sông Hồ, huyện Tiên Du – cao tốc Nội Bài – Hạ Long, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.
Quy hoạch đường vành đai 4 qua địa phận Bắc Giang
Tuyến đường vành đai 4 được quy hoạch tổng chiều dài 20.8 km trên tỉnh Bắc Giang được chia thành 1 tuyến chính và 3 nhánh giúp di chuyển đến địa phương của tỉnh Bắc Giang. Điểm đầu là tuyến đường quốc lộ 1, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, điểm cuối là cầu Xuân Cẩm, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Quy hoạch đường vành đai 4 qua Vĩnh Phúc
Tuyến đường vành đai 4 qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc đang được lên kế hoạch đầy đủ, chi tiết. Gia An cập nhật thông tin đến độc giả trong thời gian sớm nhất.
Tiềm năng của đường vành đai 4 Hà Nội
Đường vành đai 4 Hà Nội là dự án trọng điểm với số vốn đầu tư vô cùng lớn. Trên mỗi đoạn đường đều thiết kế hành lang cây xanh tạo cảnh quan đô thị và 12 nút giao thông, các cầu vượt hầm chui đảm bảo giao thông di chuyển thuận tiện cho các phương tiện tham gia. Dự án mang đến những giá trị to lớn và là đòn bẩy thúc đẩy phát triển mạnh mẽ tại khu vực phía Bắc.
Tăng khả năng kết nối giao thông
Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ thành phố Hà Nội tăng cao đáng kể. Vì thế, tuyến đường vành đai 4 được quy hoạch giúp giải quyết tình trạng này giúp người dân thuận tiện kết nối từ thủ đô Hà Nội đến các tỉnh, thành phố lân cận và ngược lại. Không những vậy, tuyến đường vành đai 4 hoàn thành giúp người dân dễ dàng di chuyển từ các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đến tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Giang…. thay vì di chuyển bằng tuyến đường vành đai 3.
Động lực phát triển bất động sản
Hệ thống giao thông thuận tiện kết nối là một trong những yếu tố quan trọng giúp thị trường bất động sản tại các tỉnh được phát triển mạnh mẽ. Tuyến đường vành đai 4 được xây dựng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, dễ dàng kết nối từ thủ đô Hà Nội đến các tỉnh lân cận. Vì thế, các chi phí được tiết kiệm tối đa, tạo đà phát triển kinh tế các tỉnh về mọi mặt như du lịch, công nghiệp, dịch vụ…. Đây được xem là cơ hội hấp dẫn để các nhà đầu tư đón đầu thị trường bất động sản giàu tiềm năng tại khu vực phía Bắc.
Thúc đẩy giao thương phát triển
Vành đai 4 Hà Nội là một trong những dự án quan trọng, cần thiết. Tuyến đường vành đai 4 không chỉ giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông tại cửa ngõ mà còn là động lực phát triển, giao thương giữa các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở thành thị, nông thôn. Từ đó, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo đà pháta triển kinh tế trong khu vực.
Trên đây là những thông tin quy hoạch vành đai 4 Hà Nội mới nhất được cập nhật bởi Gia An. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm các thông tin quy hoạch của các tuyến giao thông trọng điểm khác của thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung tại website https://www.giaanproperty.vn/ để nắm bắt thông tin đầu tư chính xác nhất, nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm, theo dõi!