Vành đai 4 TPHCM là một trong những dự án giao thông vận tải quan trọng có tầm cỡ quốc gia đã được Thủ tướng quy hoạch phát triển trong Quyết định số 1698/QĐ-TTG ngày 28/9/2011. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay dự án vẫn chưa được hoàn thành do vướng mắc về nguồn ngân sách. Đến tháng 09/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện bàn giao cho các địa phương liên quan chịu trách nhiệm phát triển dự án. Cùng tìm hiểu thông tin quy hoạch Vành đai 4 TPHCM mới nhất trong nội dung dưới đây.

Quy hoạch Vành đai 4 TPHCM được phê duyệt từ năm 2011
Quy hoạch Vành đai 4 TPHCM được phê duyệt từ năm 2011

Tổng quan quy hoạch Vành đai 4 TPHCM

Đường Vành đai 4 TPHCM có tổng chiều dài là 199km rộng từ 6 – 8 làn xe. Tuyến đường có điểm đầu giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40+000 (khu vực Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và điểm cuối là tại cảng Hiệp Phước, TP Hồ Chí Minh.

Thông tin tổng quan về quy hoạch Vành đai 4 TPHCM:

  • Tên dự án: Đường Vành đai 4 TPHCM
  • Tổng chiều dài: 199km đi qua 5 tỉnh: Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Long An.
  • Quy mô: Từ 6-8 làn xe.
  • Tổng vốn đầu tư: 100.000 tỷ đồng.
  • Hình thức: Cao tốc đô thị.
  • Hình thức đầu tư: PPP (Đối tác công tư – Public – Private Partnership)
  • Vận tốc di chuyển: 60 – 80km/giờ.
  • Điểm bắt đầu: Giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40+000 (khu vực Phú Mỹ).
  • Điểm cuối: Nằm trên đường trục Bắc-Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước, TP Hồ Chí Minh.

Đường Vành đai 4 TPHCM đem đến lợi ích gì?

Là một trong những trục đường chính có quy mô đầu tư lớn và chạy qua nhiều tỉnh thành, đường Vành đai 4 TPHCM sau khi được hoàn thành sẽ đem đến nhiều lợi ích thiết thực, nhất là lợi ích cho khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ:

Lợi ích về giao thông, vận chuyển hàng hóa

Đường Vành đai 4 TPHCM sẽ đem đến những lợi ích về giao thông, vận chuyển hàng hóa:

  • Giảm áp lực cho Quốc lộ 1: Đường Vành đai 4 TPHCM sẽ giúp làm giảm áp lực di chuyển, vận chuyển hàng hóa trên Quốc lộ 1.
  • Giải tỏa giao thông từ các tỉnh miền Nam: Tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và hỗ trợ giải tỏa lưu lượng giao thông từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đồng thời giúp giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TPHCM.
  • Có vai trò kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với TPHCM, khu vực Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh quan trọng: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP HCM – Long An.
  • Kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, tuyến đường còn giúp việc kết nối với các khu vực cảng giao thương như cảng Hiệp Phước, cảng Long An được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Từ đó hỗ trợ thúc đẩy giao thông và phát triển các loại hình dịch vụ cảng.
  • Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí: Đường Vành đai 4 TPHCM giúp giảm thời gian và chi phí di chuyển giữa các khu vực Bình Dương, TP HCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, tỉnh Long An.
  • Đẩy mạnh sự hòa nhập Quốc tế: Đường Vành đai 4 TPHCM kết nối thẳng tới cảng Cát Lái và sân bay Long Thành nên được xem là tuyến đường huyết mạch có tác dụng quan trọng trong mục tiêu đẩy mạnh hòa nhập Quốc tế và trung chuyển hàng hóa của miền Nam.
Đường Vành đai 4 TPHCM đem lại nhiều lợi ích về giao thông và lưu chuyển hàng hóa
Đường Vành đai 4 TPHCM đem lại nhiều lợi ích về giao thông và lưu chuyển hàng hóa

Lợi ích cho bất động sản, kinh tế, xã hội

Bên cạnh các lợi ích về giao thông, vận chuyển hàng hóa thì đường Vành đai 4 TPHCM sau khi được thực hiện và hoàn thành sẽ đem lại nhiều lợi ích khác về bất động sản, kinh tế, xã hội:

  • Lợi ích về kinh tế: Giúp hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long được phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn.
  • Lợi ích về xã hội: Khi được hoàn thành, dọc tuyến đường Vành đai 4 TPHCM sẽ là khu vực phát triển sầm uất của các dịch vụ ăn theo như dịch vụ ăn uống, dịch vụ nghỉ chân, dịch vụ bốc xếp hàng hóa,… hứa hẹn đây sẽ là một dài đất náo nhiệt và phát triển mạnh mẽ.
  • Lợi ích cho bất động sản: Đường Vành đai 4 TPHCM ngay từ khi mới được dự kiến xây dựng đã giúp kích thích giá trị bất động sản 02 bên đường. Không chỉ giá đất ngoài mặt tiền tăng cao mà giá trị đất các vùng phụ cận cũng được hưởng nhiều lợi ích. Điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của tuyến đường cao tốc này đối với sự phát triển bất động sản của khu vực.

Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 TPHCM

Quy hoạch Vành đai 4 TPHCM được dự kiến xây dựng thành 05 đoạn khác nhau gồm:

Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)

Đây là đoạn đường được quy hoạch với điểm bắt đầu tại đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và có điểm kết thúc tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom giao với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại Km39 + 150.

Đoạn 2: Quốc lộ 1 (Trảng Bom – Đồng Nai) – Quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương)

Đoạn đường này có điểm bắt đầu tại Quốc lộ 1A (thuộc thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên và kết thúc tại Quốc lộ 13 (thuộc Tân Uyên – Bình Dương). Dự kiến đây là đoạn đường được hoàn thành sau cùng và sẽ là đoạn đường khép kín đường Vành đai 4 TPHCM.

Đoạn 3: Quốc lộ 1 (Tân Uyên – Bình Dương) – Quốc lộ 22 (Củ Chi, TPHCM)

Đoạn đường này có điểm bắt đầu tại Quốc lộ 1 (thuộc thị xã Tân Uyên, Bình Dương), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận và kết thúc trên Quốc lộ 22 tại Km 23 + 500 thuộc huyện Củ Chi. Dự kiến đoạn đường này sẽ tiếp giáp với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Bến Lức – Long An).

Đoạn 4: Quốc lộ 22 (Đường vành đai 4 Củ Chi) – Cao tốc TP HCM (Đường vành đai 4 Bến Lức – Long An)

Đoạn đường này tiếp nối đoạn 3 tại Km 23 + 500 thuộc huyện Củ Chi và đi song song với đường ĐT 823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, tiếp tục chạy song song với đường ĐT 824 và ĐT 830; qua thị trấn Bến Lức và giao cắt với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương.

Đoạn 5: Bến Lức – Long An tới cảng Hiệp Phước – TPHCM

Đoạn 5 sẽ bắt đầu từ Quốc lộ 1A tại khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 tại Km 19 + 900 và kết thúc tại điểm nổi với đường trục Bắc – Nam tại Khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh).

Kế hoạch quy hoạch đường Vành đai 4 TPHCM sẽ đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TP HCM, cụ thể:

  • Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): Huyện Tân Thành;
  • Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): Huyện Long Thành, huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu;
  • Tỉnh Bình Dương (02 huyện): Huyện Tân Uyên và huyện Bến Cát;
  • TP Hồ Chí Minh (02 huyện): Huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè;
  • Tỉnh Long An (04 huyện): Huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Đước và huyện Cần Giuộc.

Như vậy, với quãng đường dài chạy qua nhiều tỉnh, thành phố, đường Vành đai 4 hứa hẹn sẽ trở thành tuyến đường huyết mạch. Đồng thời, khi kết hợp đường Vành đai 3 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giải tỏa lưu lượng giao thông và hỗ trợ sự phát triển của khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Đường Vành đai 4 TPHCM dự kiến đi qua 5 tỉnh, thành phố lớn
Đường Vành đai 4 TPHCM dự kiến đi qua 5 tỉnh, thành phố lớn

Tiến độ quy hoạch đường Vành đai 4 TPHCM

Theo Tổng công ty Cửu Long – đơn vị thầu chính xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM thì dự án này mới chỉ có đoạn 5 (Bến Lức, Long An tới cảng Hiệp Phước, TPHCM) là được Bộ cho phép lập dự án đầu tư, còn các đoạn còn lại chưa có nguồn vốn nên chưa thực hiện triển khai các bước tiếp theo.

Ngày 17/8/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã ký công văn số 845/BGTVT-ĐTCT về việc triển khai dự án đường Vành đai 4 TPHCM gửi tới UBND TPHCM và UBND các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Theo đó, trong công văn yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 4 TPHCM và thực hiện các yêu cầu tại văn bản số 5393/VPCP-CN ngày 06/8/2021. Đồng thời, văn bản cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương và chủ động sắp xếp nguồn vốn, lựa chọn nhà đầu tư, rà soát và xác định quy mô đường vành đai 4,…để hoàn tất các thủ tục liên quan và sớm đưa dự án được triển khai.

Ngoài ra, để dự án sớm được triển khai, tháng 9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý giao UBND TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường vành đai 4 TPHCM. Cụ thể:

  • UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ – Bàu Cạn, chiều dài khoảng 18km.
  • UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn – cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), chiều dài khoảng 45km.
  • UBND tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49km.
  • UBND TPHCM chịu trách nhiệm thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn – kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 17km.
  • UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm thực hiện đoạn kênh Thầy Cai – Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TPHCM), chiều dài khoảng 71km.
Dự án được giao cho UBND các tỉnh phụ trách thực hiện
Dự án được giao cho UBND các tỉnh phụ trách thực hiện

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/9/2021 thì tuyến đường Vành đai 4 TPHCM là tuyến đường quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và được ưu tiên thực hiện. Thời gian đặt ra để hoàn thành tuyến đường là đến năm 2030. Trong trường hợp khó khăn khi thực hiện mở rộng thì đường Vành đai 4 TPHCM sẽ được giữ nguyên các đoạn đầu tư theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2011.

Quy hoạch Vành đai 4 (TPHCM) đang được tích cực triển khai nhằm hoàn thành đúng tiến độ và giúp giảm thiểu các vấn đề giao thông giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực Đông Nam Bộ với khu vực nội đô TP Hồ Chí Minh. Khi tuyến đường được xây dựng và hoàn thành sẽ giúp giá trị bất động sản của các khu vực xung quanh phát triển nhanh chóng. Để tìm hiểu thêm về giá đất cũng như cập nhật tiến độ thực hiện quy hoạch tuyến đường này thì bạn hãy truy cập ngay vào website: https://www.giaanproperty.vn/.